Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quanh năm?

  • A. địa hình núi, cao nguyên ở rìa lục địa chắn gió.
  • B. có gió tín phong thổi quanh năm.
  • C. vị trí không tiếp giáp biển.
  • D. có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ.

Câu 2: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Dân số tăng nhanh.
  • B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
  • C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.
  • D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây cho thấy tầm quan trọng của các quốc gia Tây Nam Á đối với nền kinh tế thế giới?

  • A. Vị trí địa chính trị quan trọng.
  • B. Nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
  • D. Nền kinh tế phát triển nhanh.

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là

  • A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
  • B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.
  • C. xung đột dai dẳng giữa người Ả- rập và người Do Thái.
  • D. tranh giành đất đai và nguồn nước.

Câu 5: Tây Nam Á nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Cận nhiệt và ôn đới.
  • B. Nhiệt đới và ôn đới.
  • C. Nhiệt đới và cận nhiệt.
  • D. Ôn đới và hàn đới.

Câu 6: Tây Nam Á không tiếp giáp với biển

  • A. Địa Trung Hải.
  • B. A-rap.
  • C. Ca-xpi.
  • D. Gia-va.

Câu 7: Ngành kinh tế chủ đạo của khu vực Tây Nam Á trước kia là

  • A. thương mại.
  • B. nông nghiệp.
  • C. khai thác rừng.
  • D. khai thác và chế biến dầu mỏ.

Câu 8: Sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của các nước Tây Nam Á là

  • A. hơn1 tỉ tấn dầu.
  • B. hơn 2 tỉ tấn dầu.
  • C. gần 1 tỉ tấn dầu.
  • D. gần 2 tỉ tấn dầu.

Câu 9: Các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là

  • A. Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kì, Xi-ri, Cô-oét.
  • B. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.
  • C. Yê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.
  • D. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Câu 10: Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. Phía bắc khu vực.
  • B. Ven biển phía nam.
  • C. Ven vịnh Pec – xích.
  • D. Ven biển Địa Trung Hải.

Câu 11: Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở vị trí nào của khu vực Tây Nam Á? 

  • A. Phía tây nam.
  • B. Phía đông bắc.
  • C. Ven các biển và đại dương.
  • D. Ở giữa.

Câu 12: Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông

  • A. Ti-grơ và Ơ-phrát.
  • B. Ấn – Hằng.
  • C. Hoàng Hà, Trường Giang.
  • D. A-mua và Ô-bi.

Câu 13: Các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam lần lượt là

  • A. các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap.
  • B. đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap; các dãy núi cao.
  • C. sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao.
  • D. các dãy núi cao; sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà.

Câu 14: Tây Nam Á không tiếp giáp với khu vực và châu lục nào sau đây?

  • A. Khu vực Nam Á.
  • B. Châu Đại Dương.
  • C. Châu Âu.
  • D. Châu Phi.

Câu 15: Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là

  • A. đồng bằng.
  • B. bồn địa.
  • C. sơn nguyên và núi cao.
  • D. núi lửa.

Câu 16: Tây Nam Á tiếp giáp với châu

  • A. Âu và châu Mĩ.
  • B. Đại Dương và châu Mĩ.
  • C. Phi và châu Đại Dương.
  • D. Phi và châu Âu.

Câu 17: Hoang mạc nào sau đây không thuộc khu vực Tây Nam Á ?

  • A. Tha.
  • B. Xi-ri.
  • C. Nê-phút.
  • D. Rúp-en Kha-li.

Câu 18: Đồng bằng nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Á là 

  • A. Ấn - Hằng.
  • B. Lưỡng Hà.
  • C. Hoa Bắc.
  • D. Mê Công.

Câu 19: Quốc gia nào ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới ?

  • A. I-ran.
  • B. A-rập Xê-út.
  • C. I-rắc.
  • D. Cô-oét.

Câu 20: Quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở khu vực Tây Nam Á là 

  • A. Cô-oét.
  • B. Ca-ta.
  • C. Ba-ranh.
  • D. Li-băng.

Câu 21: Một trong những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của các nước khu vực Tây Nam Á là

  • A. dân số đông và tăng nhanh.
  • B. nhiều tài nguyên dầu mỏ.
  • C. vị trí cầu nối giữa ba châu lục: Á, Phi, Âu.
  • D. xung đột giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực

Câu 22: Nguyên nhân làm ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự phát triển kinh tế và đời sống của khu vực Tây Nam Á là 

  • A. khí hậu khắc nhiệt.
  • B. chính trị không ổn định.
  • C. dân số quá đông.
  • D. trình độ dân trí thấp

Câu 23: Trên bán đảo Aráp của khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn vì 

  • A. vị trí nằm ở ven biển.
  • B. vị trí nằm ở vùng vĩ độ cao.
  • C. có nhiều dòng biển lạnh chảy qua.
  • D. có đường chí tuyến Bắc đi qua phần mở rộng của bán đảo.

Câu 24: Khu vực Tây Nam Á có tỉ lệ dân thành thị cao (chiếm 80 - 90% dân số) vì

  • A. nông nghiệp kém phát triển trong khi đó ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ lại phát triển.
  • B. ngành dịch vụ phát triển đem lại cơ hội tìm kiếm việc làm.
  • C. chính phủ tạo điều kiện sống tốt cho dân cư ở thành thị.
  • D. chủ yếu là khách du lịch đến tham quan.

Câu 25: Ngày nay, ngành nông nghiệp của các nước khu vực Tây Nam Á kém phát triển vì

  • A. khí hậu khô hạn, diện tích đồng bằng nhỏ, đất đai kém màu mỡ.
  • B. khí hậu rất giá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông mặt đất luôn đóng băng.
  • C. chính phủ chỉ quan tâm đến việc phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại.
  • D. diện tích núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ so với toàn bộ khu vực.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác