Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đất Feralit có màu?

  • A. Cam
  • B. Nâu
  • C. Đỏ vàng
  • D. Đáp án khác

Câu 2: Đặc tính của đất feralit là?

  • A. Có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí
  • B. Dễ thoát nước, đất chua
  • C. Nghèo các chất bazơ và mùn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Ở nước ta, đất feralit phát triển trên đá vôi phân bố chủ yếu ở miền

  • A. Nam.
  • B. Trung.
  • C. Tây.
  • D. Bắc

Câu 4: Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền 

  • A. đồng bằng.
  • B. núi cao.
  • C. ven biển.
  • D. đồi núi thấp.
Câu 5: Đặc tính chung của đất feralit đồi núi thấp là 
  • A. nhiều sét, tơi xốp, ít chua.

  • B. ít chua, nghèo mùn, nhiều sét.

  • C. tơi xốp, ít chua, giàu mùn.

  • D. chua, nghèo mùn, nhiều sét.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất feralit ?

  • A. Có màu đỏ vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm.
  • B. Thích hợp trồng cây lương thực.
  • C. Chua nghèo mùn, nhiều sét.
  • D. Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.

Câu 7: Đất feralit hình thành trên đá nào có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng với độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp ?

  • A. Đá bazan và đá vôi.
  • B. Đá macma axit và đá cát.

  • C. Đá bazơ và đá biến chất.

  • D. Đá biến chất và đá sét.

Câu 8: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất

  • A. phù sa.
  • B. feralit.

  • C. xám.

  • D. badan.

Câu 9: Đất Feralit được khai thác và sử dụng để

  • A. Trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…)
  • B. Trồng cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…)
  • C. Trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Nhóm đất feralit hình thành ở độ cao?

  • A. Từ độ cao 1700 đến 1800m trở xuống
  • B. Từ độ cao 1600 đến 1700m trở lên
  • C. Từ độ cao 1600 đến 2000m trở xuống
  • D. Từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống

Câu 11: Đất phù sa có giá trị?

  • A. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.
  • B. Phát triển ngành thuỷ sản
  • C. Nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Đất phù sa được hình thành do?

  • A. Sự tác động của con người
  • B. Xác vi sinh vật hình thành
  • C. Sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển
  • D. Đáp án khác

Câu 13: Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở?

  • A. Đồng bằng sông Hồng

  • B. Đồng bằng sông Cửu Long

  • C. Các đồng bằng duyên hải miền Trung

  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Nhóm đất mùn trên núi phân bố rải rác ở?

  • A. Các vùng núi có độ cao khoảng 1700 đến 1800 m trở lên

  • B. Các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở xuống

  • C. Các vùng núi có độ cao khoảng 1500 đến 1600 m trở lên

  • D. Các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên

Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất là?

  • A. Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm
  • B. Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày
  • C. Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Biện pháp dài hạn có thể áp dụng để cải tạo đất là?

  • A. Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản  xuất nông nghiệp
  • B. Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng
  • C. Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Biện pháp ngắn hạn có thể áp dụng để cải tạo đất là?

  • A. Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp
  • B. Ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
  • C. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Bổ sung các chất hữu cơ cho đất để?

  • A. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất
  • B. Cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất
  • C. Duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá
  • D. Đáp án khác

Câu 19: Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi để?

  • A. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất
  • B. Cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất
  • C. Duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá
  • D. Đáp án khác

Câu 20: Đâu là việc cần làm để chống thoái hóa đất?

  • A. Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển;
  • B. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất.
  • C. Nghiêm cấm, hạn chế khai thác rừng đầu nguồn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 21: Giải pháp được sử dụng để chống thoái hoá đất là?

  • A. Bảo vệ rừng và trồng rừng
  • B. Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi 
  • C. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 22: Hậu quả của thoái hóa đất là?

  • A. Năng suất cây trồng bị ảnh hưởng
  • B. Độ phì của đất giảm
  • C. Đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 23: Đâu là biểu hiện của thoái hóa đất?

  • A. Đất trở nên giàu dinh dưỡng
  • B. Nguy cơ hoang mạc hóa giảm
  • C. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng giảm
  • D. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng

Câu 24: Biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam là?

  • A. Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng
  • B. Nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
  • C. Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 25: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu diện tích cả nước?

  • A. 20% diện tích
  • B. 40% diện tích
  • C. 10% diện tích
  • D. 30% diện tích

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác