Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp A gồm FeO, CuO cần dùng vừa đủ 200ml dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Phần trăm khối lượng của FeO và CuO trong hỗn hợp A lần lượt là

  • A. 56,25% và 43,75%.
  • B. 31,03% và 68,97%.
  • C. 32,23% và 67,77%.
  • D. 45,55% và 54,45%.

Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng với Fe ở nhiệt độ thường tạo ra khí hiđro là

  • A. $O_{2}$
  • B. HCl
  • C. $CO_{2}$
  • D. $H_{2}O$

Câu 3: Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II thì cần dùng vừa đủ 21,9 gam dung dịch HCl 10%. Oxit đó là

  • A. BaO.
  • B. FeO.
  • C. CuO.
  • D. MgO.

Câu 4: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch Axit $H_{2}SO_{4}$  loãng ?

  • A. $ZnSO_{4}$
  • B. $Na_{2}SO_{3}$
  • C. $CuSO_{4}$
  • D. $MgSO_{3}$

Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe và Al (tỉ lệ mol 1:1). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 5,6 lít H2 ở đktc. Giá trị của m là

  • A. 10,2 gam.
  • B. 18,4 gam.
  • C. 8,3 gam.
  • D. 2,7 gam.

Câu 6: Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư là:  

  • A. Mẩu Mg tan dần, không có bọt khí thoát ra
  • B. Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu   
  • C.  Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được có màu xanh lam
  • D.  Không xảy ra hiện tượng gì

Câu 7: Cho 16,25 gam kẽm vào 300 gam dung dịch HCl lấy dư, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là 

  • A. 312,35 gam.
  • B. 316,25 gam.

  • C. 315,75 gam.
  • D. 300,00 gam.

Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

  • A. $Ba(OH)_{2}$
  • B. $Ca(NO_{3})_{2}$
  • C. $AgNO_{3}$
  • D. $MgSO_{4}$

Câu 9: Để trung hòa 200ml dung dịch HCl 1M cần V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là

  • A. 100ml.
  • B. 150ml.
  • C. 200ml.
  • D. 250ml.

Câu 10: Sắt (III) oxit tác dụng với dung dịch HCl thu được sản phẩm là

  • A. FeCl3, H2O.
  • B. FeCl2, H2.
  • C. FeCl2, H2O.
  • D. FeCl3, FeCl2, H2.

Câu 11: Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành

  • A. dung dịch màu đỏ.
  • B. dung dịch màu xanh lam.
  • C. dung dịch màu cam.
  • D. dung dịch không màu.

Câu 12: Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia thành

  • A. một loại duy nhất.
  • B. hai loại gồm axit mạnh và axit yếu.
  • C. hai loại gồm axit trung bình và axit mạnh
  • D. ba loại gồm axit rất yếu, axit yếu và axit mạnh.

Câu 13: Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội, HNO3 đặc, nguội là

  • A. Cu, Ag.
  • B. Al, Fe.
  • C. Al, Zn.
  • D. Fe, Cu.

Câu 14: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng. Thể tích khí hidro thu được ở đktc là

  • A. 3,36 lít.
  • B. 5,6 lít.
  • C. 4,48 lít.
  • D. 2,24 lít.

Câu 15: Cho một lượng mạt sắt dư vào 500ml dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là

  • A. 0,7M.
  • B. 0,8M.
  • C. 0,5M.
  • D. 0,6M.

Câu 16: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?​

  • A. Fe.
  • B. Cu.
  • C. Zn.
  • D. Al.

Câu 17: Dãy các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí hidro?

  • A. Mg, Al, Zn.
  • B. Cu, Ag, Au.
  • C. Al, Fe, Cu.
  • D. Fe, Cu, Ag.

Câu 18: Cho 3 dung dịch không màu sau: NaCl, HCl, KOH. Có thể phân biệt 3 dung dịch bằng

  • A. Fe.
  • B. Cl2.
  • C. quỳ tím.
  • D. H2SO4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác