Tắt QC

Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 2 Bài 1 Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 tuần 2: Khám phá bản thân tôi - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có những cách nào để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

  • A. Tự đánh giá
  • B. Nhờ người khác đánh giá
  • C. Tự điểm mạnh, điểm yếu bộc lộ
  • D. A và B đúng

Câu 2: Có ai là không có điểm yếu không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 3: Có mấy bước để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 4: Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?

  • A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
  • B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân

Câu 5: Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?

  • A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
  • B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân

Câu 6: Bước thứ ba trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?

  • A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác
  • B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân

Câu 7: Đâu không phải điểm mạnh của học sinh trong học tập?

  • A. Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học
  • B. Quay cóp trong giờ kiểm tra
  • C. Tích cực giơ tay phát biểu
  • D. Cả 3 ý trên

 Câu 8: Đâu là điểm yếu của học sinh trong học tập?

  • A. Làm bài tập về nhà đầy đủ
  • B. Chú ý lắng nghe cô giảng bài
  • C. Nghe cô giảng bài nhưng lại ngồi suy nghĩ về việc khác
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 9: Khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình, đâu là cách cư xử đúng?

  • A. Trở nên tức giận
  • B. Lắng nghe để tự thay đổi
  • C. Tự ái trước lời góp ý thiện chí của họ
  • D. Cho rằng họ là người xấu

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như sẵn sàng giúp đỡ mọi người
  • B. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như tự tin trước đám đông
  • C. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
  • D. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như vui vẻ, hòa đồng với mọi người

Câu 11: Đâu là cách để có một bản kế hoạch tự hoàn thiện bản thân hiệu quả?

  • A. Nêu ra được điểm yếu và biện pháp khắc phục cho bản thân
  • B. Có thời gian cụ thể để thực hiện cải thiện điểm yếu
  • C. Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho quá trình 
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 12: Nhận ra điểm yếu của mình sẽ giúp ích điều gì?

  • A. Học cách cải thiện, thay đổi điểm yếu
  • B. Ỷ lại vào điểm yếu để cho phép bản thân phạm lỗi
  • C. Để cảm thấy xấu hổ, tự ti
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 13: Đâu là lợi ích của việc phát huy điểm mạnh?

  • A. Lựa chọn công việc phát huy hết năng lực của bản thân
  • B. Khởi dậy niềm tin về bản thân
  • C. Được mọi người công nhận
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 14: Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Theo em lợi ích của việc làm này là gì?

  • A. Giúp học sinh rút ra được điểm yếu khi làm bài của mình
  • B. Tìm ra cách để tự thay đổi lỗi sai 
  • C. Học hỏi cách sửa lỗi sai ở bài của bạn khác
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 15: Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Hùng cảm thấy không hài lòng khi cô làm như vậy vì bạn không muốn biết lỗi sai của mình. Theo em, hành động đó thể hiện điều gì?

  • A. Không biết rút kinh nghiệm
  • B. Không biết đánh giá điểm yếu của mình
  • C. Tự ái vì điểm yếu của mình
  • D. Cả 3 ý trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác