Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 4: Các nước châu Á (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 4: Các nước châu Á(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?  

  • A. Hồng Công
  • B. Ma Cao
  • C. Đài Loan
  • D. Bành Hồ

Câu 2:  Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?  

  • A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
  • B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
  • C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.
  • D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Câu 3: Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A. Nam Kinh được giải phóng
  • B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan
  • C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập
  • D. Bắc Kinh được giải phóng

Câu 4: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?  

  • A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Câu 5: Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

  • A. Cách mạng xanh
  • B. Cách mạng chất xám
  • C. Cách mạng trắng
  • D. Cách mạng nhung

Câu 6: Một trong những biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
  • B. sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
  • C. Trung Quốc thu hồi Hồng Kông, Ma Cao.
  • D. cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949).

Câu 7: Việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999) thể hiện

  • A. chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • B. khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc ngày càng phát triển.
  • C. vai trò, địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
  • D. sự thành công của cải cách - mở cửa.

Câu 8: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
  • B. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và giành được độc lập.
  • C. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.
  • D. Hầu hết các nước châu Á chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân.

Câu 9: Nội dung nào không phải là tình hình của các nước châu Á sau khi giành được độc lập?

  • A. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị.
  • B. Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
  • C. Tất cả các nước châu Á đều ổn định và phát triển.
  • D. Một số nước diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc phong trào li khai.

Câu 10: Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vu to lớn nhất của nhân dân Trung Quốc là gì?

  • A. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.
  • B. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế xã hội.
  • C. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược.
  • D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?

  • A. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
  • B. Tiến hành cải cách và mở cửa.
  • C. Thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng".
  • D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Lĩnh vực nào được coi là trọng tâm trong đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978?

  • A. Văn hóa - giáo dục.
  • B. Kinh tế.
  • C. Chính trị.
  • D. Khoa học - kỹ thuật.

Câu 13: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là

  • A. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
  • B. hợp tác với các nước ASEAN để cùng phát triển.
  • C. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.
  • D. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 14: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là

  • A. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
  • B. hợp tác với các nước ASEAN để cùng phát triển.
  • C. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
  • D. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.

Câu 15: Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách - mở cửa của Trung Quốc trong quá trình đổi mới đất nước?

  • A. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
  • B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước.
  • C. Đẩy mạnh cuộc "Cách mạng chất xám" để trở thành nước phát triển mạnh về công nghệ phần mềm.
  • D. Đẩy mạnh cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.

Câu 16: Nhờ áp dụng cuộc........... Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc đứng đầu thế giới về.................

Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

  • A. "Cách mạng trắng" - sản xuất sữa.
  • B. "Cách mạng chất xám" - sản xuất vũ khí.
  • C. "Cách mạng chất xám" - sản xuất máy bay.
  • D. "Cách mạng chất xám" - sản xuất phần mềm.

Câu 17: Thành tựu của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước ở thập niên 70 của thế kỉ XX là

  • A. đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
  • B. đã giải quyết được vấn đề lương thực.
  • C. trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ ba trên thế giới.
  • D. trở thành một cường quốc về công nghiệp vũ trụ.

Câu 18: Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 - 1998 là nền kinh tế

  • A. đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước "Cách mạng văn hóa".
  • B. tăng trưởng chậm chạp do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học - công nghệ.
  • C. phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  • D. tuy phát triển mạnh nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện.

Câu 19: Cuối những năm 90, những vùng lãnh thổ nào đã "trở về" với chủ quyền của Trung Quốc?

  • A. Hồng Kông, Tây Tạng.
  • B. Hồng Kông, Đài Loan.
  • C. Hồng Kông, Ma Cao.
  • D. Đài Loan, Ma Cao.

Câu 20: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là

  • A. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
  • B. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
  • C. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.
  • D. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.

Câu 21: Nguyên tắc nào không được xác định trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc?

  • A. Kiên trì chủ nghĩa xã hội và chuyên chính dân chủ nhân dân.
  • B. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • C. Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.
  • D. Thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị.

Câu 22: Đất nước Trung Quốc trong thời kì biến động

  • A. 1946 – 1949.
  • B. 1949 – 1959.
  • C. 1970 - 2000.
  • D. 1959 – 1978.

Câu 23: Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mở cửa vào thời gian nào?

  • A. 10/1944.
  • B. 12/1978.
  • C. 1946.
  • D. 5/1966.

Câu 24: Khu vực nào ở châu Á từ nửa sau thế kỉ XX luôn không ổn định?

  • A. Trung Đông.
  • B. Bắc Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Trung Á.

Câu 25: Cho biết sự kiện lịch sử nào diễn ra vào ngày 1/10/1949 tại Trung Quốc?

  • A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
  • B. Tổ chức hiệp ước  Vác-sa-va ra đời.
  • C. Chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ.
  • D. Trung Quốc tiến hành công cuộc cách mạng mở cửa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác