Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 8 Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê.

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 8 Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Văn bản được kể theo lời của nhân vật nào?

  • A. Người kể giấu mặt
  • B. Nhân vật xưng tôi
  • C. Thầy giáo Ha-men
  • D. Cụ già Hô- de

Câu 2: Tác giả An- phông-xơ Đô- đê là nhà văn của nước nào?

  • A. Anh
  • B. Đức
  • C. Pháp
  • D. Mĩ

Câu 3: Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng?

  • A. Buổi học cuối của một học kì.
  • B. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp.
  • C. Buổi học cuối cùng của một năm học.
  • D. Buổi học cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.

Câu 4: Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918).
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
  • C. Chiến tranh Pháp- Phổ cuối thế kỉ XIX.
  • D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX.

Câu 5: Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

  • A. Hồi hộp chờ và rất xúc động.
  • B. Vô tư và thờ ơ.
  • C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động.
  • D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.

Câu 6: Đúng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cùng?

  • A. Đau đớn và rất xúc động.
  • B. Bình tĩnh và tự tin.
  • C. Bình thường như những buổi học khác.
  • D. Tức tối, căm phẫn.

Câu 7: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men được biểu hiện thế nào trong tác phẩm

  • A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình.
  • B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương.
  • C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù.
  • D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc.

Câu 8: Em hiểu thế nào về câu văn: “Khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

  • A. Dân tộc ấy không thể bị đồng hóa, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình.
  • B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình.
  • C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên. sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ.
  • D. Gồm cả 3 ý trên.

Câu 9: Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Tác phẩm buổi học cuối cùng là thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 11: Truyện Buổi học cuối cùng được viết dựa trên bối cảnh nào?

  • A. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng diễn ra trên đất Phổ, sau đó vùng đất này được trả lại cho Pháp.
  • B. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng diễn ra trên vùng đất An- dát, sau đó vùng đất này phải giao lại cho Phổ vì Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.
  • C. Buổi học diễn ra trước cuộc chiến tranh Pháp - Phổ. Sau đó do chiến tranh diễn ra nên các em học sinh không còn được học nữa.
  • D. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản Pháp.

Câu 12: Thầy Ha-men có thái độ như thế nào đối với học sinh trong buổi học cuối cùng?

  • A. Ân cần, dịu dàng, kiên nhẫn giảng bài cho học sinh.
  • B. Mất tập trung và thường nổi cáu với học sinh,
  • C. Không buồn giảng bài cho học sinh nữa.
  • D. Thầy cảm thấy vui vẻ vì từ ngày mai không phải dạy cho lũ học trò tinh nghịch nữa.

Câu 13: Giá trị cao cả của truyện Buổi học cuối cùng là gì?

  • A. Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược.
  • B. Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.
  • C. Lên án những nhà lãnh đạo nước Pháp trong việc nhượng đất đai cho nước Phổ.
  • D. Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu.

Câu 14: Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì?

  • A. Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy.
  • B. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
  • C. Nếu một dân tộc mà mọi người dân đều có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ.
  • D. Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói.

Câu 15: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là nhờ vào:

  • A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
  • B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình.
  • C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm.
  • D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc.

Câu 16: Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918).
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
  • C. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX.
  • D. Chiến tranh Pháp- Phổ cuối thế kỉ XIX.

Câu 17:  An -Phông xơ Đô đê là nhà văn nước nào?

  • A. Đức
  • B. Ý
  • C. Pháp
  • D. Nga.

Câu 18: Qua những chi tiết miêu tả về trang phục, lời nói, hành động, thái độ... cho ta thấy thầy Ha Men là người như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất

  • A. Một người thầy yêu nghề, đầy nhiệt huyết.
  • B. Một người dân yêu nước và sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vê đất nước.
  • C. Một người luôn có ý thức gìn giữ tiếng nói của dân tộc.
  • D. Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

Câu 19: Bài học rút ra từ câu chuyện của Phrăng?

  • A. Tuổi còn nhỏ chưa vội học, hãy vui chơi cho thoải mái sau này học vẫn kịp chán.
  • B. Vui chơi thoải mái nhưng không sao nhãng việc học hành để sau này phải ân hận, nuối tiếc.
  • C. Học tập không chỉ lấy kiến thức cho mình để sau này có một tương lai tươi sáng mà còn là trách nhiệm của người học sinh đối với gia đình, đối với đất nước.
  • D. Đáp án B và C đúng.

Câu 20: Tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cùng?

  • A. Bình tĩnh và tự tin.
  • B. Đau đớn và rất xúc động.
  • C. Bình thường như những buổi học khác.
  • D. Tức tối, căm phẫn

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác