Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 2 Đọc Những cái nhìn hạn hẹp

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Bài 2 Bài học cuộc sống- bộ sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản “Những cái nhìn hạn hẹp” nhắc đến những câu chuyện nào?

  • A. Ếch ngôi đáy giếng
  • B. Chiếc lá cuối cùng
  • C. Thầy bói xem voi
  • D. Cả A và C

 Câu 2: Thể loại của những câu truyện trong văn bản là gì?

  • A. Cổ tích
  • B. Truyền thuyết
  • C. Sử thi
  • D. Ngụ ngôn

 Câu 3: Theo truyện, con ếch trước giờ sống ở đâu?

  • A. Cái ao
  • B. Cái giếng
  • C. Bụi tre
  • D. Bờ đê

 Câu 4: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” phê phán đối tượng?

  • A. Những kẻ lười biếng
  • B. Những kẻ dốt nát mà huênh hoang
  • C. Những kẻ tham lam
  • D. Những kẻ nhát gan

 Câu 5: Mục đích của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Kể chuyện
  • B. Thể hiện cảm xúc
  • C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
  • D. Truyền đạt kinh nghiệm

 Câu 6: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

  • A. Phản ánh cuộc sống
  • B. Giáo dục con người
  • C. Tố cáo xã hội
  • D. Cải tạo con người xã hội

 Câu 7: Tại sao ếch tưởng bầu trời chỉ như cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

  • A. Vì nó sống lâu trong giếng, các con vật nhỏ bé xung quanh sợ hãi nó
  • B. Ếch quen với miệng giếng nhỏ
  • C. Bản tính của ếch là tự phụ
  • D. Cả 3 đáp án trên

 Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới việc ếch bị trâu dẫm bẹp

  • A. Ếch ra ngoài giếng, nó vẫn nghĩ trời bé bằng vung
  • B. Do ếch cao ngạo, nhâng nháo, không chịu quan sát
  • C. Ếch không chịu thay đổi bản thân cho phù hợp với môi trường mới
  • D. Cả 3 đáp án trên

 Câu 9: Bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng?

  •  A. Sống ở môi trường tù túng, nhỏ bé, không giao lưu làm hạn chết sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh
  • B. Sống trong môi trường như thế lâu dần sự hiểu biết của con người trở nên nông cạn
  • C. Hiểu biết hạn hẹp dẫn tới tâm lí chủ quan, kiêu ngạo
  • D. Cả 3 đáp án trên

 Câu 10: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?

  • A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.
  • B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.
  • C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.
  • D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.

 Câu 11: Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?

  • A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.
  • B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.
  • C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.
  • D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.

 Câu 12: Trong truyện, thực chất ếch là con vật như thế nào?

  • A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.
  • B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
  • C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.
  • D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

 Câu 13: Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?

  • A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ
  • B. Ếch bị một con voi giẫm chết
  • C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.
  • D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.

 Câu 14: Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán điều gì?

  • A. Phê phán những kẻ ỷ quyền thế bắt nạt người khác.
  • B. Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà thường tỏ ra huênh hoang, tự cho mình là nhất.
  • C. Phê phán những người thích khoa trương, cho mình là giàu có.
  • D. Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, thích bòn rút của người khác.

 Câu 15: Truyện Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Phải biết cố gắng học tập, không ngừng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
  • B. Phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
  • C. Phải biết lượng sức mình, không nên làm những việc vô nghĩa.
  • D. Phải biết tránh xa những thói hư, tật xấu.

 Câu 16: Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng thường được dùng đê chỉ điều gì?

  • A. Những người quanh năm sống một chỗ, không đi đến nơi nào khác.
  • B. Những người không có gì nhưng lại thích khoe khoang.
  • C. Những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn cho mình là người hiểu biết.
  • D. Những người có vốn sống dồi dào nhưng không biết trau dồi bản thân.

 Câu 17: Thầy bói trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” tại sao lại cãi nhau?

  • A. Tranh nhau xem bói
  • B. Va phải nhau nên cãi nhau
  • C. Mỗi thầy xem chỉ một bộ phận của voi, nhưng đã khẳng định ý kiến của mình đúng.
  • D. Không rõ lý do

 Câu 18: Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói?

  • A. Do các thầy không có chung ý kiến
  • B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật
  • C. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh
  • D. Do các thầy không nhìn thấy

 Câu 19: Năm thầy bói tiếp xúc với voi thật nhưng không ai nói đúng con voi là gì?

  • A. Vì họ dùng tay để xem voi thay cho mắt nhìn
  • B. Vì con voi to quá, mỗi thầy chỉ xem được một bộ phận, chưa xem được toàn thể
  • C. Họ không biết lắng nghe nhau, không kết hợp các ý kiến nhận định của nhau
  • D. Cả 3 đáp án trên

 Câu 20: Năm ông thầy bói tượng trưng cho điều gì?

  •  A. Sự thiếu hiểu biết của con người
  • B. Những góc khuất mà mỗi người không thể nhìn thấy
  • C. Sự phiến diện, chủ quan của con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

 

 

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác