Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nồng độ khí carbon dioxide thấp nhất mà cây xanh tiến hành quang hợp được là

  • A. 0,001% - 0,01%
  • B. 0,001% - 0,08%
  • C. 0,008% - 0,01%
  • D. 0,005% - 0,02%

Câu 2: Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá bằng cách nào?

  • A. Thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá.
  • B. Tăng nhiệt độ trong bể.
  • C. Thắp đèn cả ngày và đêm.
  • D. Đổ thêm nước vào bể cá.

Câu 3: Nước là nguyên liệu trong quá trình trao đổi chất và năng lượng nào ở thực vật

  • A. Hô hấp
  • B. Quang hợp
  • C. Phân giải chất hữu cơ
  • D. Sinh trưởng và phát triển

Câu 4: Khi thực vật thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng

  • A. Khí khổng đóng lại, hàm lượng carbon dioxide đi vào lá giảm, tăng cường độ quang hợp của cây xanh.
  • B. Khí khổng mở ra, hàm lượng carbon dioxide đi vào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn.
  • C. Khí khổng mở ra, hàm lượng carbon dioxide đi vào lá tăng, tăng cường độ quang hợp của cây xanh.
  • D. Khí khổng đóng lại, hàm lượng carbon dioxide đi vào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn. 

Câu 5: Trước khi che phủ một phần của lá, tại sao chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày?

  • A. Để lá bị che phủ và lá không bị che phủ đều như nhau trước khi tiến hành thí nghiệm.
  • B. Để lát tạm ngừng hoạt động quang hợp.
  • C. Để tinh bột trong lá cây được vận chuyển đến bộ phận khác.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 6: Vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt?

  • A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá.
  • B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.
  • C. Để xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm.
  • D. Giúp lá cây không bám bụi cũng như dễ xác định mẫu thí nghiệm trên cây.

Câu 7: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là

  • A. 35oC - 45oC
  • B. 15oC - 25oC
  • C. 20oC - 35oC
  • D. 25oC - 35oC

Câu 8: Khi tăng nồng độ CO2 trong không khí quá cao

  • A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp
  • B. Cây sẽ chết vì ngộ độc
  • C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp
  • D. Cây quang hợp bình thường

Câu 9: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

  • A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
  • B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
  • C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
  • D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 10: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

  • A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
  • B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
  • C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.
  • D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Câu 11: Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng?

  • A. Dứa
  • B. Rau muống
  • C. Lúa nước
  • D. Lúa mì

Câu 12: Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm nào?

  • A. Khí oxygen và chất dinh dưỡng.
  • B. Khí carbon dioxide và tinh bột.
  • C. Khí carbon dioxide và chất dinh dưỡng.
  • D. Tinh bột và khí oxygen.

Câu 13: Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại sử dụng iodine làm thuốc thử?

  • A. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu tím đặc trưng.
  • B. Chỉ có dung dịch iodine mới có tác dụng với tinh bột.
  • C. Dung dịch iodine dễ tìm.
  • D. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu đỏ đặc trưng.

Câu 14: Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?

  • A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.
  • B. Cây hoa giấy, cây lúa, cây vạn niên thanh, cây cam.
  • C. Cây cam, cây chanh, cây sâm ngọc linh, cây ổi.
  • D. Cây hoa giấy, cây lá bỏng, cây lúa, cây vạn niên thanh.

Câu 15: Việc đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích

  • A. xác định loại khí có trong ống nghiệm.
  • B. cung cấp khí carbon dioxide.
  • C. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm.
  • D. hong khô ống nghiệm.

Câu 16: Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Hàm lượng khí carbon dioxide

4. Nước

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4.
  • C. 1, 2, 4.
  • D. 2, 3, 4.

Câu 17: Cho các cây sau:

(1) Cây rau má

(2) Cây dừa

(3) Cây xà cừ

(4) Cây lá lốt

(5) Cây hoa mười giờ

(6) Rau sam

Những cây thuộc nhóm thực vật ưa bóng là:

  • A. (1), (2), (4), (6)
  • B. (2), (4), (6)
  • C. (4), (6)
  • D. (1), (4)

Câu 18: Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 3, 5, 6.
  • D. 2, 3, 5.

Câu 19: Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 3, 5, 6.
  • D. 2, 3, 5.

Câu 20: Chọn đáp án đúng khi nói về nhu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

  • A. Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
  • B. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.
  • C. Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.
  • D. Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 21: Ông của Hạnh có một mảnh vườn nhỏ trước nhà. Ông đã gieo hạt rau cải  ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Hạnh thấy ông nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Hạnh không hiểu được tại sao ông lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Hạnh hiểu ý nghĩa việc làm của ông.

  • A. Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ khiến các cây chen lấn, che lấp lẫn nhau dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng khoáng, thiếu nước, không nhận đủ ánh sáng
  • để quang hợp khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc.
  • B. Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ khiến các cây chen lấn, không đủ diện tích để phát triển và không được gọn gàng, đẹp mắt về mặt mĩ quan.  
  • C. Việc nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau sẽ giúp cây có đủ ánh sáng, dinh dưỡng khoáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả. Nhờ đó, các cây cải sẽ sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
  • D. Cả hai phương án A, C đúng.

Câu 22: Sau khi tháo băng giấy đen ở lá thí nghiệm, một bạn đã tiến hành thử tinh bột có trong lá thí nghiệm qua các bước sau:

(1) Cho lá cây thí nghiệm vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thủy.

(2) Đun sôi lá cây thí nghiệm.

(3) Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây.

(4) Rửa sạch lá cây trong cốc nước.

Hãy sắp xếp lại trình tự tiến hành cho đúng.

  • A. (1) – (4) – (3) – (2).
  • B. (1) – (4) – (2) – (3).
  • C. (2) – (1) – (4) – (3).
  • D. (2) – (1) – (3) – (4).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác