Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 2 Danh từ chung, danh từ riêng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 2 Danh từ chung, danh từ riêng - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Danh từ chung là gì? 

  • A. Là danh từ gọi tên một loại sự vật.
  • B. Là danh từ chỉ người.
  • C. Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt.
  • D. Là danh từ gọi tên người.

Câu 2: Danh từ riêng là gì?

  • A. Là danh từ gọi tên một loại sự vật.
  • B. Là danh từ chỉ người.
  • C. Là danh từ gọi tên sự vật cụ thể, riêng biệt.
  • D. Là danh từ gọi tên người.

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải ...... các chữ cái đầu tiên.

  • A. Viết thường.
  • B. Viết hoa.
  • C. Xen kẽ viết hoa và viết thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Trong các từ sau, từ nào là danh từ chung?

Bố mẹ

chị

Phiêng Quảng

A Lềnh

ruộng

Hồ Chí Minh

tỉnh

ngô

cơm

Hà Nội

  • A. Bố mẹ, chị, ruộng, tỉnh, ngô, cơm.
  • B. Bố mẹ, chị, Phiêng Quảng, ruộng, Hà Nội.
  • C. Bố mẹ, ngô, cơm, tỉnh, Hồ Chí Minh, A Lềnh.
  • D. Bố mẹ, Phiềng Quảng, chị, ngô, cơm.

Câu 5: Trong câu ca dao sau, danh từ riêng nào chưa được viết hoa?

Đồng đăng có phố kì lừa

Có nàng tô thị có chùa tam thanh.

  • A. Đồng Đăng, Phố Kì Lừa, Nàng Tô Thị, Chùa Tam Thanh.
  • B. Kì Lừa, Nàng Tô Thị, Chùa Tam Thanh.
  • C. Đồng Đăng, Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh.
  • D. Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh.

Câu 6: Trong câu sau có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng?

          Mã Lương dùng bút thần vẽ đồ dùng cần thiết cho những người nghèo khổ.

  • A. 4 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • B. 3 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • C. 2 danh từ chung, 2 danh từ riêng.
  • D. 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng.

Câu 7: Đoạn thơ sau có những danh từ riêng nào?

Mình về có nhớ núi non

Nhớ đi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh.

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

  • A. Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái.
  • B. Nhật, Việt Minh, mái đình, cây đa.
  • C. Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.
  • D. Tân Trào, Hồng Thái, núi non, kháng Nhật.

Câu 8: Xác định danh từ riêng trong đoạn thơ dưới đây.

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.

  • A. Bà Trưng, tướng quân.
  • B. Bà Trưng, Châu Phong.
  • C. Bà Trưng, chồng.
  • D. Bà Trưng, nương tử.

Câu 9: Đọc câu đã cho sau và tìm phát biểu đúng?

          Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có tên rất ngộ: Thi Ca.

  • A. Minh là danh từ chung.
  • B. Học sinh là danh từ riêng.
  • C. Thi Ca là danh từ riêng.
  • D. Cô bạn là danh từ riêng.

Câu 10: Trong đoạn thơ sau có mấy danh từ riêng?

Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 1.
  • D. 3.

Câu 11: Danh từ riêng nào dưới đây là tên người?

  • A. Hà Nội.
  • B. Thái Nguyên.
  • C. Long Biên.
  • D. Hồ Chí Minh.

Câu 12: Danh từ riêng nào dưới đây là tên thành phố?

  • A. Chu Văn An.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Quốc Tử Giám.
  • D. Tố Hữu.

Câu 13: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ riêng chỉ tên dòng sông?

  • A. Hồng.
  • B. Đà.
  • C. Hương.
  • D. Nam Bộ.

Câu 14: Dòng nào dưới đây là đúng?

  • A. Thị trấn Sa Pa thuộc tỉnh Sa Pa.
  • B. Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Khánh Hòa.
  • C. Thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  • D. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Câu 15: Trong câu sau, câu nào có  từ in đậm là danh từ chỉ khái niệm?

  • A. Mỗi lần vấp ngã em sẽ thu được cho mình những kinh nghiệm đáng quý.
  • B. Trời nắng chói chang, bác An vừa từ bệnh viện về, người ướt sũng mồ hôi.
  • C. Hồi còn nhỏ,  thường ru em ngủ mỗi tối.
  • D. Dòng sông lững lờ trôi.

Câu 16: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

.......... là những từ chỉ........ (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị).

  • A. Danh từ.......hành động
  • B. Danh từ.........sự vật
  • C. Danh từ..........tình cảm
  • D. Danh từ...........trạng thái

Câu 17: Các từ Nguyễn Ngọc Linh, Bùi Hòa Bình, Nguyễn Lan Anh là danh từ chung vì nó chỉ người.

Theo con nhận định trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 18: Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước không chính xác?

  • A. Đoạn, miếng, mẩu, khúc
  • B. Lúc, buổi, hồi, dạo
  • C. Thìa, cốc, bơ, thúng
  • D. Khóm, bụi, cụm

Câu 19: Danh từ được phân loại thành:

  • A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị
  • B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng
  • C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

  • D. Không phân chia được

Câu 20:  Cho câu sau: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện” có mấy danh

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác