Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 3 cánh diều bài Làm quen với biểu thức số (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 3 tập 1 bài Làm quen với biểu thức số cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Đọc biểu thức sau: 30 + 6 - 20

  • A. Ba mươi trừ sáu trừ hai mươi.
  • B. Ba mươi cộng sáu trừ hai mươi.
  • C. Ba mươi trừ hai mươi cộng sáu.
  • D. Ba mươi cộng hai mươi cộng sáu.

Câu 2: Khi lấy tổng của 34 và 17 rồi bớt đi 5 ta viết được biểu thức

  • A. 34 + 17 - 5.
  • B. 34 - 17 + 4.
  • C. 34 + 17 + 5.
  • D. 34 × 17 - 5.

Câu 3: Biểu thức 95 - 17 × 2 đọc là

  • A. Chín mươi lăm trừ mười bảy nhân hai.
  • B. Chín mươi lăm trừ mười bảy nhân ba.
  • C. Chín mươi lăm trừ mười bảy trừ hai.
  • D. Chín mươi bảy trừ mười bảy nhân hai.

Câu 4: Lập biểu thức khi biết giá trị của biểu thức là hiệu của số chẵn lớn nhất có hai chữ số và số chẵn nhỏ nhất có một chữ số. Số đó là

  • A. 90 - 2.
  • B. 92 - 10.
  • C. 94 - 2.
  • D. 98 - 2.

Câu 5: Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 6 × 3 × 8

  • A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ bảy.
  • B. Sáu nhân ba nhân tám.
  • C. Hai mươi tư chia hai chia bốn.
  • D. Mười lăm chia ba nhân bốn.

Câu 6: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau

  • A. 50 < 52 là một biểu thức.
  • B. 24 + 35 là một biểu thức.
  • C. Biểu thức 30 : 3 có giá trị là 10.
  • D. 39 × 2 + 1 là một biểu thức.

Câu 7: Biểu thức “sáu mươi lăm trừ bốn mươi hai cộng mười” viết là

  • A. 60 - 5 - 40 + 10.
  • B. 65 - 42 + 10.
  • C. 60 - 40 + 12.
  • D. 65 - 40 + 12.

Câu 8: Hãy lập biểu thức: Thương của 36 chia 3

  • A. 36 : 3.
  • B. 36 × 3.
  • C. 3 × 36.
  • D. 36 + 3.

Câu 9: Biểu thức 34 - 12 được đọc là

  • A. Ba tư cộng mười hai.
  • B. Ba mươi tư trừ mười hai.
  • C. Mười hai trừ ba mươi tư.
  • D. Ba mươi tư mười hai.

Câu 10: Chọn đáp án là biểu thức số

  • A. 987 - 26a - b.
  • B. 75 + 8 : 4 × 3.
  • C. x - y + z.
  • D. 24 - 25 + 26 - a.

Câu 11: Khi ta gấp số 28 lên 3 lần rồi bớt đi 20 thì ta viết được biểu thức nào?

  • A. 3 + 28 - 20.
  • B. 28 : 3 - 20.
  • C. 28 × 3 - 20.
  • D. 20 - 3 × 28.

Câu 12: Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 24 : 8 : 3

  • A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ bảy.
  • B. Sáu nhân hai nhân ba.
  • C. Hai mươi tư chia tám chia ba.
  • D. Mười lăm chia ba nhân bốn.

Câu 13: Khi lấy tổng của 45 và 75 rồi bớt đi 12 thì ta viết được biểu thức sau

  • A. 45 + 75 - 12.
  • B. 45 + 75 + 12.
  • C. 75 - 12 - 45.
  • D. 75 - 12 - 45.

Câu 14: Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 20 + 28 - 9

  • A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ chín.
  • B. Sáu nhân hai nhân ba.
  • C. Hai mươi tư chia hai chia bốn.
  • D. Mười lăm chia ba nhân bốn.

Câu 15: Lập biểu thức “hiệu của 21 trừ đi 3”

  • A. 21 - 3.
  • B. 3 - 21.
  • C. 21 + 3.
  • D. 21 × 3.

Câu 16: Đâu là biểu thức phù hợp với cách đọc sau: Sáu nhân hai nhân ba

  • A. 6 × 3 × 2.
  • B. 3 × 2 × 6.
  • C. 6 × 2 × 3.
  • D. 2 × 3 × 6.

Câu 17: Chọn đáp án không là biểu thức số

  • A. 269 + 18.
  • B. 15 × 2 + 39.
  • C. 900 - 300: 5 × 3.
  • D. 84 : 2 + a.

Câu 18: Chọn cách đọc tương ứng với biểu thức 15 : 3 × 4

  • A. Hai mươi cộng hai mươi tám trừ bảy.
  • B. Sáu nhân hai nhân ba.
  • C. Hai mươi tư chia hai chia bốn.
  • D. Mười lăm chia ba nhân bốn.

Câu 19: Lập biểu thức “tổng của ba số 18, 19 và 20 trừ đi tích của 3 và 6”

  • A. 3 × 6 + 18 + 19 + 20.
  • B. 18 + 19 - 20 - 3 × 6.
  • C. (18 + 19 + 20) - 3 × 6.
  • D. 18 + 19 + 20 - 3 - 6.

Câu 20: Giá trị của biểu thức là gì?

  • A. Giá trị của biểu thức là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.
  • B. Giá trị của biểu thức là kết quả trước khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.
  • C. Giá trị của biểu thức là kết quả trước và sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.
  • D. Giá trị của biểu thức là kết quả của phép cộng ba số bất kì có hai chữ số với nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác