Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 9 bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 9 bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Cho hàm số y = f(x) xác định trên D. Với x1, x2 ∈ D; x1 < x2, khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến trên D
  • B. f(x1) < f(x2) thì hàm số nghịch biến trên D

  • C. f(x1) > f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

  • D. f(x1) = f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

Câu 2: Cho hàm số y = f(x) xác định trên D. Với x1, x2 ∈ D; x1 > x2, khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

  • B. f(x1) > f(x2) thì hàm số nghịch biến trên D

  • C. f(x1) > f(x2) thì hàm số đồng biến trên D
  • D. f(x1) = f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

Câu 3: Cho hàm số f(x) = 3 – $x^{2}$. Tính f(−1).

  • A. −2         

  • B. 2          
  • C. 1            

  • D. 0

Câu 4: Cho hàm số f(x) = $x^{3}$+x. Tính f(2).

  • A. 4            

  • B. 6            

  • C. 8            

  • D. 10

Câu 5: Cho hàm số f(x) = $x^{3}$ − 3x – 2. Tính 2.f(3)

  • A. 16          

  • B. 8            

  • C. 32          
  • D. 64

Câu 6: Cho hàm số f(x) = $x^{2}$ + 2x + 1. Tính f(3) – 2f(2).

  • A. 34          

  • B. 17          

  • C. 20          

  • D. 0

Câu 7: Cho hai hàm số f(x) = −2$x^{3}$ và h(x) = 10 – 3x. So sánh f(−2) và h(−1)

  • A. f(−2) < h(−1)                      

  • B. f(−2)   h(−1)

  • C. f(−2) = h(−1)                      

  • D. f(−2) > h(−1)

Câu 8: Cho hai hàm số f(x) = $x^{2}$ g(x) = 5x – 4. Có bao nhiêu giá trị của a để f(a) = g(a)

  • A. 0            

  • B. 1            

  • C. 2            
  • D. 3

Câu 9: Cho hai hàm số f(x) = 2$x^{2}$ và g(x) = 4x – 2. Có bao nhiêu giá trị của a để f(a) = g(a)

  • A. 0            

  • B. 1            
  • C. 2            

  • D. 3

Câu 10: Cho hàm số f(x) = 5,5x có đồ thị (C). Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số (C).

  • A. M (0; 1) 

  • B. N (2; 11)
  • C. P (−2; 11)

  • D. P (−2; 12)

Câu 11: Cho hàm số f(x) = 3x – 2 có đồ thị (C). Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số (C).

  • A. M (0; 1) 

  • B. N (2; 3)  

  • C. P (−2; −8)
  • D. Q (−2; 0)

Câu 12: Cho hàm số f(x) = 3x có đồ thị (C) và các điểm M (1; 1); P (−1; −3); Q (3; 9); A (−2; 6); O (0; 0). Có bao nhiêu điểm trong số các điểm trên thuộc đồ thị hàm số (C).

  • A. 4            

  • B. 3            
  • C. 2            

  • D. 1

Câu 13: Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm M (1; 4)?

  • A. 2x + y – 3 = 0                     

  • B. y – 5 = 0

  • C. 4x – y = 0                           
  • D. 5x + 3y – 1 = 0

Câu 14: Đường thẳng nào sau đây đi qua điểm N (1; 1)

  • A. 2x + y – 3 = 0                     
  • B. y – 3 = 0

  • C. 4x + 2y = 0                         

  • D. 5x + 3y – 1 = 0

Câu 15: Hàm số y = 1 – 4x là hàm số?

  • A. Đồng biến                           

  • B. Hàm hằng

  • C. Nghịch biến                       
  • D. Đồng biến với x > 0

Câu 16: Hàm số y = 5 – 3x là hàm số?

  • A. Nghịch biến                                  
  • B. Hàm hằng

  • C. Đồng biến                                    

  • D. Đồng biến với x > 0

Câu 17: Hàm số y = 5x – 16 là hàm số?

  • A. Đồng biến                           
  • B. Hàm hằng

  • C. Nghịch biến                         

  • D. Nghịch biến với x > 0

Câu 18: Cho hàm số y = (3m – 2)x + 5m. Tìm m để hàm số nhận giá trị là 2 khi x = −1

  • A. m = 0     
  • B. m = 1     

  • C. m = 2     

  • D. m = −1

Câu 19: Cho hàm số y = mx – 3m + 2. Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A (2; −3)

  • A. m = 3     

  • B. m = 4     

  • C. m = 5     
  • D. m = 6

Câu 20: Cho hàm số y = (2 – 3m)x – 6. Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A (−3; 6)

  • A. m = 3     

  • B. m = 4     

  • C. m = 9     

  • D. m = 2

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác