Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 1 Khái quát về môn vật lý (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 1 Khái quát về môn vật lý - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu của Vật lí là gì?

  • A. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
  • B. Áp dụng phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết vào môn vật lí.
  • C. Tìm được quy luật tổng quát nhất chi phối sự biến đổi và vận hành của vật chất năng lượng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Năm 1765, James Watt sáng chế ra máy hơi nước dựa trên những kết quả nghiên cứu gì của Vật lí?

  • A. Nghiên cứu về nhiệt.
  • B. Nghiên cứu về cơ học.
  • C. Nghiên cứu về điện học.
  • D. Nghiên cứu về điện từ học.

Câu 3: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?

  • A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
  • B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
  • C. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận.
  • D. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.

Câu 4: Chọn câu sai? Các loại mô hình sau đây là các mô hình thường dùng ở các trường phổ thông?

  • A. Mô hình vật chất.
  • B. Mô hình lý thuyết.
  • C. Mô hình toán học.
  • D. Mô hình suy luận.

Câu 5: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?

  • A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
  • B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
  • C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 6: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?

  • A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
  • B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
  • C. Trái Đất.
  • D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).

Câu 7: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là

  • A. sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người.
  • B. thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc.
  • C. tự động hóa các quá trình sản xuất.
  • D. sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu nano,...

Câu 8: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lý?

  • A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khí khi kết hợp với nhau.
  • B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
  • C. Nghiên cứu các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
  • D. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Câu 9: Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.

  • A. Thông tin liên lạc.
  • B. Y tế.
  • C. Công nghiêp.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 10: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?

  • A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
  • B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
  • C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
  • D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.

Câu 11: Chọn đáp án đúng nhất. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí gồm

  • A. phương pháp thực nghiệm.
  • B. phương pháp lí thuyết.
  • C. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
  • D. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định.

Câu 12: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?

  • A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.
  • B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
  • C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
  • D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Câu 13: Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của vật lý được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất?

  • A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
  • B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
  • C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
  • D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.

Câu 14: Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?

  • A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
  • B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
  • C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
  • D. Chế tạo pin mặt trời.

Câu 15: Theo em đâu là thiết bị vật lý dùng trong nền nông nghiệp

  • A. Máy bay trực thăng phun thuốc trừ sâu.
  • B. Hệ thống tưới tiêu tự động.
  • C. Máy bay chở hành khách.
  • D. A và B đúng.

Câu 16: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?

  • A. Dòng điện không đổi.
  • B. Hiện tượng quang hợp.
  • C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
  • D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.

Câu 17: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là

  • A. các tế bào, sinh vật.
  • B. chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
  • C. các phản ứng hóa học.
  • D. các công thức, phương trình, hàm số của toán học.

Câu 18: Chọn câu sai? Tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào những đặc điểm nào?

  • A. Nhiệt độ của nước.
  • B. Gió trên mặt thoáng của nước.
  • C. Diện tích mặt thoảng của nước.
  • D. Thể tích của nước.

Câu 19: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?

  • A. Hiện tượng hóa hơi.
  • B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn.
  • C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
  • D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 20: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:

  • A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
  • B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
  • C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
  • D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu.

Câu 21: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực nông nghiệp?

  • A. chuyển đổi quá trình canh tác truyền thống thành các phương pháp hiện đại với năng suất vượt trội nhờ vào máy móc cơ khí tự động hóa.
  • B. tạo ra các giống cây trồng có đặc tính ưu Việt dựa vào đột biến bằng việc chiếu xạ cũng ngày càng phổ biến.
  • C. công nghệ cảm biến không dây cũng giúp cho quá trình kiểm soát chất lượng nông sản được thuận tiện và đạt hiệu quả cao.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 22: Tìm hiểu thực tế nêu một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán, đo lường và chữa bệnh.

  • A. Máy siêu âm.
  • B. Máy chụp X- quang.
  • C. Máy đo huyết áp.
  • D. Cả A, B và C.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác