Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 8 bài 8: Áp suất chất lỏng Bình thông nhau (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 bài 8: Áp suất chất lỏng Bình thông nhau (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?

 

  • A. Tại M
  • B. Tại N
  • C. Tại P
  • D. Tại Q

Câu 2: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

  • A. p = d/h      
  • B. p = d.h      
  • C. p = d.V      
  •  D. p = h/d

Câu 3: Cho hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.

 

  • A. pA > pB > pC > pD
  • B. pA > pB > pC = pD
  • C. pA < pB < pC = pD
  • D. pA < pB < pC < pD

Câu 4: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h= 0,6h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đáy bình bình 2 là p2 thì

  • A. p2 = 9p1.
  • B. p2 = 0,4p1.
  • C. p2 = 3p1.
  • D. p2 = 0,9p1.

Câu 5: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì

  • A. p2 = 3p1       
  • B. p2 = 0,9p1       
  • C. p2 = 9p1       
  • D. p2 = 0,4p1

Câu 6: Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít-tông nhỏ đi xuống một đoạn h=40 cm thì pít-tông lớn nâng lên được một đoạn 

H=5 cm. Khi tác dụng vào pít-tông nhỏ một lực f=500 N thì lực nén vật lên pít-tông lớn là

  • A. 1000 N.
  • B. 10000 N.
  • C. 5000 N.
  • D. 4000 N.

Câu 7: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

  • A. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
  • B. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
  • C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nếu đổ vào hai nhánh của bình thông nhau hai chất lỏng khác nhau thì độ cao của cột chất lỏng ở hai nhánh không còn như nhau nữa.
  • B. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.
  • C. Bình thông nhau là bình ít nhất có hai nhánh.
  • D. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau.

Câu 9: Bốn bình A, B, C, D cùng đựng nước.

Áp suất của nước lên đáy bình nào là nhỏ nhất?

  • A. Bình B.
  • B. Bình D.
  • C. Bình C.
  • D. Bình A.

Câu 10: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phần rộng là 60 cm2, của phần hẹp là 20 cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.

 

  • A. F = 3600N
  • B. F = 3200N
  • C. F = 2400N
  • D. F = 1200N.

Câu 11: Một bình hình trụ chứa một lượng nước, chiều cao của cột nước là 3 m, trọng lượng riêng của nước d=10000 d=10000 N/m3. Áp suất của nước lên một điểm A cách mặt thoáng 1,8 m là:​

  • A. 12 000 N/m2.
  • B. 10 000 N/m2.
  • C. 30 000 N/m2.
  • D. 18 000 N/m2.

Câu 12: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  • A. 60000 N/m2.
  • B. 2000 N/m2 .
  • C. 8000 N/m2.
  • D. 6000 N/m2.
 

Câu 13: Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thuỷ ngân.Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:

 

  • A. p1> p2 > p3
  • B. p2> p3 > p1
  • C. p3> p1 > p2
  • D. p2> p1 > p3.

Câu 14: Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thi áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình 

  • A.tăng             
  • B. giảm               
  • C.không đổi
  • D.bằng không

Câu 15: Dầu hỏa có trọng lượng riêng là 8000 N/m3. Áp suất do lớp dầu có chiều cao 15 cm gây ra ở đáy bình là

  • A. 120000 Pa.
  • B. 1200 Pa.
  • C. 120 Pa.
  • D. 12000 Pa.
Câu 16: Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình 8 là hợp lí
  • A. Hình a
  • B. Hình b
  • C. Hình c
  • D. Hình d
Câu 17:  Trong bình thông nhau gồm 2 nhánh, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30cm. Tìm chiều cao cột nước ở 2 nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đă đứng yên. Bỏ qua thế tích của ông nối hai nhánh.
  • A.10cm
  • B.20cm
  • C.30cm
  • D.40cm

Câu 18: Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.

  • A. 10 cm       
  • B. 20 cm       
  • C. 30 cm       
  • D. 40 cm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác