Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì :

  • A.quả bóng bị Trái Đất hút.
  • B.quả bóng đã thực hiện công.
  • C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
  • D.một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng? 

  • A.Tảng đá nằm trên mặt đất.
  • B.Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
  • C.Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
  • D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống

Câu 3: Có mấy dạng năng lượng? 

  • A.2
  • B.4
  • C.6
  • D.8

Câu 4: Ta nhận biết được hóa năng, điện năng, quang năng khi nào ?

  • A.chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
  • B.chuyển hóa thành động năng hay thế năng.
  • C.chuyển hóa thành cơ năng hay nội năng.
  • D.chuyển hóa thành hóa năng hay quang năng.

Câu 5: Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng...

  • A.thực hiện công
  • B.làm nóng các vật khác
  • C.A và B đều đúng
  • D.A và B đều sai

Câu 6: Trường hợp nào vật có cơ năng (năng lượng cơ học), nếu lấy mặt đất làm mốc.

  • A.Tảng đá nằm trên mặt đất
  • B.Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
  • C.Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
  • D.Em học sinh đang ngồi học bài

Câu 7: Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ  $20^{0}$C lên $80^{0}$C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K.

  • A.404 000 (J)
  • B.504 000 (J)
  • C.554  000 (J)
  • D.644 000 (J)

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

  • A. Làm cho vật nóng lên.
  • B.Truyền âm được. 
  • C.Phản chiếu được ánh sáng.
  • D.Làm cho vật chuyển động.

Câu 9: Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng?

  • A. Bếp nguội đi khi tắt lửa
  • B. Xe dừng lại khi tắt máy
  • C. Bàn là nguội đi khi tắt điện
  • D. Không có hiện tượng nào

Câu 10: Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành:

  • A. Nhiệt năng
  • B. Hóa năng
  • C. Quang năng
  • D. Năng lượng hạt nhân

Câu 11: Nếu nói hiệu suất của động cơ điện là 90%, điều này có nghĩa là 90% điện năng sử dụng chuyển hóa thành

  • A. cơ năng và nhiệt năng.
  • B. nhiệt năng và điện năng.
  • C. nhiệt năng.
  • D. cơ năng.

Câu 12: Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến thành

  • A. nhiệt năng.
  • B. hóa năng.
  • C. quang năng.
  • D. điện năng

Câu 13: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do:

  • A.thế năng xe luôn giảm dần
  • B.động năng xe luôn giảm dần
  • C.động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
  • D.động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 14: Mục đích sử dùng đèn trong các chuồng nuôi gà là biến đổi điện năng thành

  • A. quang năng và hóa năng.
  • B. quang năng.
  • C. nhiệt năng và quang năng.
  • D. nhiệt năng.

Câu 15: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng? 

  • A.Có thể kéo, đẩy các vật
  • B.Có thể làm biến dạng vật khác.
  • C.Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật.   
  • D.Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không thể hiện định luật bảo toàn năng lượng?

  • A. Cơ năng luôn biến đổi thành động năng và ngược lại.
  • B. Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
  • C. Nếu có sự thiếu hụt năng lượng thì năng lượng đó đã chuyển sang dạng khác.
  • D. Tổng năng lượng của một vật cô lập không đổi.

Câu 17: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì xảy ra với cơ năng?

  • A. Khi thì tăng, khi thì giảm.
  • B. Luôn tăng thêm.
  • C. Luôn bị hao hụt.
  • D. Luôn được bảo toàn.

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây thể hiện năng lượng đã được biến đổi thành công hoặc chuyển hóa thành nhiệt?

  • A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất.
  • B. Ánh sáng chiếu đến tấm kim loại làm tấm kim loại nóng lên.
  • C. Ánh sáng chiếu đến gương và phản xạ toàn bộ trở lại.
  • D. Pin mới sản xuất, chưa sử dụng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác