Bài toán lực ma sát

Bài 7: Treo vật A vào một lực kế thấy lực kế chỉ 12N. Móc thêm vật B vào lực kế thấy lực kế chỉ 18N. Tính khối lượng của vật B.

Bài 8: Tại sao người lái xe ô tô kinh nghiệm thường rất thận trọng khi lái xe trong lúc trời mưa, họ thường cho xe chạy chậm và phanh xe từ từ khi nhìn thấy vật cản ở phía trước. Hãy vận dụng kiến thức về lực ma sát để giải thích.

Bài 9: Hiếu cố dùng sức đẩy chiếc ô tô bị hỏng máy trên mặt đường nằm ngang. Lúc đầu Hiếu đẩy một lực $\overrightarrow{F}$ có phương song song với mặt phẳng ngang và có độ lớn F = 100N, ô tô vẫn không dịch chuyển.

a, Giải thích tại sao có lực đẩy của Hiếu mà ô tô vẫn nằm yên. Hãy cho biết loại lực nào đã xuất hiện và có độ lớn bằng bao nhiêu?

b, Tiếp đó, Hiếu tăng độ lớn lực đẩy đến giá trị F = 200N ô tô vẫn không dịch chuyển chút nào. Theo em, độ lớn của lực cản tác dụng lên ô tô thay đổi không?

Bài 10: Một người dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào hai bên một khúc gỗ phẳng để nhấc khúc gỗ lên theo phương thẳng đứng (hình vẽ)

                                                                    Bài toán lực ma sát

a, Khúc gỗ có khối lựng 5kg. Hỏi lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên mỗi bên của khúc gỗ bằng bao nhiêu?

b, Biết lực bóp mạnh nhất có thể tác dụng của ngón tay lên khúc gỗ là 80N, và lực bóp này có độ lớn bẳng 2,5 lần lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên khúc gỗ. Hỏi người này có thể nhấc được khúc gỗ có trọng lượng lớn nhất là bao nhiêu?


Bài 7: 

Khi chỉ treo vật A, số chỉ của lực kế bằng trọng lượng của vật:

F1 = PA = 10.mA => mA = $\frac{F_{1}}{10}$ = 1,2kg

Khi treo thêm vật B, số chỉ của lực kế bằng tổng trọng lượng của hai vật:

F2 = PA + PB = 10.(mA + mB) => mA + mB = $\frac{F_{2}}{10}$ = 1,8kg

Khối lượng vật B:

mB = 1,8 - 1,2 = 0,6kg

Bài 8: Trời mưa, đường trơn nên ma sát giữa bánh xe và mặt đường giảm. Nếu ô tô đang chạy nhanh mà phanh gấp thì bánh xe sẽ bị trượt trên mặt đường, không dừng lại được ngay, thậm chí còn làm xe bị đổi hướng đột ngột có thể gây ra tai nạn.

Bài 9: 

a, Ô tô vẫn nằm yên do có lực ma sát nghỉ tác dụng lên xe; độ lớn Fmsn = 100N

b, Khi Hiếu tăng độ lớn của lực đẩy lên giá trị F = 200N mà ô tô vẫn nằm yên thì chứng tỏ độ lớn lực ma sát nghỉ cũng tăng, khi đó Fmsn = F = 200N

Bài 10: 

a, tấm gỗ bị nhấc lên có xu hướng rơi xuống do tác dụng của trọng lực. Khúc gỗ không rơi nhờ có lực ma sát nghỉ giữa các ngón tay và hai mặt khúc gỗ có giá trị cực đại cân bằng với trọng lượng của khúc gỗ. Khi khúc gỗ cân bằng ta có:

2Fmsnmax= P => Fmsnmax = $\frac{P}{2}$ = $\frac{10m}{2}$ = 25N

b, Lực bóp của hai ngón tay lên mặt của khúc gỗ, có phương vuông góc với khúc gỗ, cân bằng nhau và có độ lớn là Ft.

Theo đề bài: Ftmax = 2,5Fmsnmax  => Fmsnmax = $\frac{F_{tmax}}{2,5}$ = 32 (N)

Vậy khúc gỗ có trọng lượng lớn nhất  là:

Pmax = 2.Fmsnmax = 2.32 = 64N


Bình luận

Giải bài tập những môn khác