Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CD bài 19: Vương quốc Phù Nam

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam. 

Câu 2:  Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa nào? 

Câu 3: Em hãy cho biết tổ chức xã hội ở Vương quốc Phù Nam? 

Câu 4: Nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là nhân tố nào? 

Câu 5: Nêu những nét chính về thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam? 


Câu 1: 

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam:

+ Sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu…)

+ Sản xuất thủ công nghiệp.

+ Buôn bán.

Câu 2:  

Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa Ấn Độ:

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, khoảng cuối thế kỉ I, vương quốc cổ Phù Nam được thành lập.

- Cư dân Phù Nam sớm tiếp nhận các tôn giáo từ của Ấn Độ như Hin-đu giáo, Phật giáo.

Câu 3: 

Tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam 

- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. 

- Quý tộc và phần lớn thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị. 

- Nhờ thủ công nghiệp và ngoại thương phát triển nên thành thị Phù Nam là nơi sinh sống của nhiều tầng lớp dân cư và giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam. 

Câu 4: 

Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: 

+ Phù Nam nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại.

+ Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. 

- Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trong nước đã tạo ra nguồn sản vật (hàng hóa) dồi dào cho hoạt động thương mại.

- Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.

  • Trong các nhân tố trên, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam. (Vì tới khoảng thế kỉ VI – thế kỉ VII, khi con đường giao thương ở Đông Nam Á có sự chuyển hướng xuống vùng eo biển Ma-lắc-ca, Óc Eo không còn giữ vị trí trung tâm trên tuyến đường thương mại, thì Vương quốc Phù Nam cũng nhanh chóng suy tàn).

Câu 5: 

  • Tín ngưỡng, tôn giáo: 

- Cư dân Phù Nam thờ đa thần.  

+ Sớm tiếp nhận đạo Phật và đạo Hin-đu từ Ấn Độ. 

+ Với cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo như Phật giáo, Hin-đu giáo tiếp tục truyền bá sâu rộng vào khu vực Đông Nam Á. 

  • Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ rất phát triển với những sáng tạo mang phong cách riêng của Phù Nam. 
  • Nhiều đồ trang sức từ vật liệu khác nhau như vàng, đá quý cũng phát triển ở Phù Nam.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều