Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CD bài 4: Xã hội nguyên thủy

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Hoàn thiện bảng để thấy được sự khác nhau về đời sống của vượn Người, Người tối cổ, Người tinh khôn?

Loài

Đời sống

Vượn người

 

Người tối cổ

 

Người tinh khôn

 

Câu 2: Nêu ví dụ cho thấy đời sống tinh thần của Người nguyên thủy? 

Câu 3: Em hãy cho biết cách tổ chức xã hội nguyên thủy: bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc? 

Câu 4: Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện chính nào? 

Câu 5: Trình bày những bước phát triển về lao động và công cụ lao động của người nguyên thủy? 


Câu 1: 

Loài

Đời sống

Vượn người

Sống trong các khu rừng rậm, hai chi trước cầm, nắm, hai chi sau đi đứng. Công cụ bằng đá, cành cây. 

Người tối cổ

Sống theo bầy. Hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn. Biết ghè đẽo đá để làm công cụ. Biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn, sưởi ấm và bảo vệ bầy đàn. 

Người tinh khôn

 Sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Làm chung, ăn chung, biết trồng trọt và chăn nuôi. Biết làm đồ gốm và dệt vải, làm đồ trang sức. 

Câu 2: 

- Năm 1879, cô bé Ma-ri-a theo bố của mình đi thu tập những hóa thạch ở hang An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha). Trong lúc vui chơi, cô bé đã phát hiện một bích họa rất lớn vẽ những động vật hoang dã, tựa như đang phi nhanh về phía mình. Về sau các nhà khảo cổ học đã chứng minh những bích họa có niên đại từ khoảng 22 000 đến 13 000 năm trước.

  • Bích họa là một trong những minh chứng sinh động trong đời sống tinh thần của nguyên thủy.

Câu 3: 

- Cách tổ chức xã hội của:

+ Bầy người nguyên thủy: 5 – 7 gia đình, có sự phân công lao động giữa nam – nữ

+ Thị tộc: vài chục gia đình có quan hệ huyết thống, đứng đầu là Tộc trưởng

+ Bộ lạc: nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn, đứng đầu là Tù trưởng.

Câu 4:

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện chính:

+ Công cụ lao động

+ Cách thức lao động

+ Địa bàn cư trú

Câu 5: 

Ban đầu, người nguyên thủy chỉ biết sử dụng những mẩu đá vừa vặn tay cầm làm công cụ, dần dần họ đã biết ghè một mặt hay hai mặt của hòn đá, tạo nên những công cụ lao động thô sơ. Những công cụ đó gọi là chiếc rìu tay, mảnh tước. 

- Dần dần, người nguyên thủy biết mài đá để tạo ra công cụ lao động. Những chiếc rìu đá mài lưỡi của Người tinh khôn ra đời là một bước tiến đáng kể của công cụ đá. 

- Tiến bộ hơn nữa, Người tinh khôn còn biết sử dụng lao, cung tên để săn bắn. nha ky hop - Nhờ cải tiến công cụ lao động đã mang lại cho người nguyên thủy, nhất là thời kì Người tinh khôn những bước tiến bộ: 

+ Đôi bàn tay dần trở nên khéo léo hơn. 

+ Cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với tư thế lao động.

+ Con người đã từng bước tự cải biến và hoàn thiện mình. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều