Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 CTST bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Kinh tế nước ta thời kì Văn Lang, Âu Lạc như thế nào? 

Câu 2: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc như thế nào? 

Câu 3: Mối liên hệ giữa thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng là gì? 


Câu 1: 

Kinh tế nước ta thời kì Văn Lang, Âu Lạc:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước.

- Họ biết dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,... bằng đồng làm công cụ sản xuất và làm công cụ sinh hoạt trong đời sống.

- Cư dân biết trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,...

- Các nghề thủ công làm gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển

- Đến thời Văn Lang, Âu Lạc, nghề luyện kim phát triển cao, nhiều người chỉ chuyên đúc đồng, rèn sắt.

Câu 2: 

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

- Lương thực chính là lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ, tôm cá, ốc,... Đến thời Âu Lạc, lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ ngày một nhiều hơn.

- Ngày lễ, ngày tết có thêm bánh chưng, bánh giầy. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn biết làm mắm cá, làm muối, biết sử dụng mâm, bát, muôi,...

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn. Họ thường làm nhà cao ở ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.

- Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực,... Khi có lễ hội, họ đội mũ cầm lông chim, nữ mặc váy xòe, đeo trang sức, nam mặc khố dài.

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,...

- Họ biết chôn người chết trong thạp, bình, mộ thuyền. Người giàu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

- Họ biết về thẩm mĩ như nhuộm răng đen, xăm mình.

- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa mình với thiên nhiên.

- Trong các ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng,...

 

Câu 3: 

Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:

- Để đề cao vị trí của đất nước và bảo vệ kinh thành do mình thành lập, An Dương Vương đã tập trung lực lượng xây dựng một khu thành rộng lớn hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành gồm hơn 3 vòng khép kín, cao, rộng, có hào bao quanh, được người sau gọi là thành Cổ Loa.

- Thành Cổ Loa thực sự là một công trình xây dựng đồ sộ, tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, thể hiện trí tuệ sáng tạo của người Việt cổ sống cách ngày nay hơn 2000 năm.

- Cổ Loa còn là một quân thành. Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh được trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều