Đề số 6: Đề kiểm tra hóa học 11 Cánh diều bài 1 Mở đầu về cân bằng hóa học

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chiều nghịch là?

  • A. Chiều các chất ban đầu tạo thành các chất sản phẩm
  • B. Chiều các chất sản phẩm biến đổi thành các chất ban đầu
  • C. Chiều các chất sản phẩm biến đổi thành một chất khác với chất ban đầu
  • D. Đáp án khác

Câu 2. Công thức tính tốc độ phản ứng 

  • A. thương của hằng số tốc độ của phản ứng thuận/ nghịch và nồng độ các chất phản ứng / sản phẩm.
  • B. tổng của hằng số tốc độ của phản ứng thuận/ nghịch và nồng độ các chất phản ứng / sản phẩm.
  • C. hiệu của hằng số tốc độ của phản ứng thuận/ nghịch và nồng độ các chất phản ứng / sản phẩm.
  • D. tích của hằng số tốc độ của phản ứng thuận/ nghịch và nồng độ các chất phản ứng / sản phẩm.

Câu 3.  Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

  • A. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.     
  • B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
  • C. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.  
  • D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 4. Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là :CO + H2O → CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là :

  • A. 0,08 M và 0,18 M.
  • B. 0,12 M và 0,12 M.
  • C. 0,08 M và 0,2 M.
  • D. 0,2 M và 0,3 M.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?

Câu 2(2 điểm):  Nồng độ ban đầu của H2 và I2 đều là 0,03 mol/l. Khi đạt đến cân bằng, nồng độ của HI là 0,04 mol/l

a) Tính nồng độ cân bằng của H2 và I2

b) Tính hằng số cân bằng K của phản ứng tổng hợp HI


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

C

A

 

Tự luận: 

Câu 1

(4 điểm)

Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (oxygen trong không khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt.

Câu 2

(2 điểm)

Nồng độ của H2 và I2 ban đầu đều là 0,03 mol/l. Chúng phản ứng với nhau theo

phương trình: H2 + I2 → 2HI

Lúc cân bằng nồng độ HI là 0,04 mol/l. 

Như vậy đã có 0,042 = 0,02 mol/l H2 phản ứng với 0,02 mol/l I2

⇒ Nồng độ cân bằng của H2 và I2 là

[H2] = [I2] = 0,03 – 0,02 = 0,01 (mol/l)

b) Hằng số cân bằng K của phản ứng tổng hợp HI.

c) KC =  HI2[H2][I2] = (0,04)20,01.0,01 = 0,00160,0001 = 16


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 CD bài 1 Mở đầu về cân bằng hóa học, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 cánh diều, đề thi hóa học 11 cánh diều bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác