Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51.

Câu 8: SGK trang 79:

Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?


Các lực tác dụng vào tủ lạnh: $\overrightarrow{F_{đ}}$, $\overrightarrow{F_{ms}}$,$\overrightarrow{P}$, $\overrightarrow{N}$.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

Áp dụng định luật II Newton cho các lực tác dụng vào tủ lạnh theo phương ngang:

$\overrightarrow{F_{đ}} + \overrightarrow{F_{ms}} = m.\overrightarrow{a} = \overrightarrow{0}$.

Chiếu lên phương chuyển động: Fđ - Fms = m.a = 0

$\Rightarrow $ Fđ = Fms  = $\mu $. N = $\mu $.P = 0,51.890 = 453,9 N.

Với lực đẩy tìm được không thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được vì lực làm cho tủ lạnh chuyển động từ đứng yên lớn hơn lực giữ cho tủ lạnh chuyển động thẳng đều.


Trắc nghiệm vật lý 10 bài 13: Lực ma sát
Từ khóa tìm kiếm Google: gợi ý câu 1, hướng dẫn câu 1, cách làm câu 1 bài 13 lực ma sát

Bình luận

Giải bài tập những môn khác