Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống

Câu 2 (Trang 123 SGK) Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống.

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?


  • Cách gieo vần:

Đưa người ta không đưa qua sông
B – B – B – B – B – B - B
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
B – T – T – T – T – B - Bv
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
T – B – B – T – B – B - T
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
B – B – B – B – B – T - Bv

  • Cách ngắt nhịp:

Đưa người / ta không đưa qua "sông",(2-5)
Sao có / tiếng sóng ở trong "lòng"?(2-5)
Bóng chiều không thắm,/ không vàng vọt,(4-3)
Sao đầy hoàng hôn / trong mắt "trong"?(4-3)

Như vậy:

  • Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
  • Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Luật thơ (tiếp theo)
Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn giải câu 2 Luật thơ (tiếp theo), câu 2 Luật thơ (tiếp theo), trả lời câu 2 Luật thơ (tiếp theo), đáp án câu 2 Luật thơ (tiếp theo)

Bình luận