Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu về văn bản

a. Bài  tùy bút này nói về điều gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính?

.............................................

3. Tìm hiểu về chơi chữ.

Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:

...................................................

4. Tìm hiểu chung về chuẩn mực sử dụng từ.

a. Các từ in đậm trong những câu sau đây vi phạm những chuẩn mực sử dụng từ ngữ nào:

...................................................


2. Tìm hiểu về văn bản

a. Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. 

Phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

b. Bố cục của bài văn: gồm có 3 phần

    • Phần 1 (Từ đầu đến " thuyền rồng"): hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm 
    • Phần 2 (tiếp theo đến “kín đáo và nhũn nhặn”): Giá trị của cốm
    • Phần 3 (còn lại): Bàn về sự thưởng thức cốm.

c. 1. Hình ảnh và chi tiết: 

  • Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
  • Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa.

2. Những chi tiết tả màu sắc,hương vị trong đoạn văn thứ nhất: Lướt qua ,thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, cánh đồng xanh ,tươi, thơm mát, vỏ xanh, trắng thơm, phảng phất, trong sạch => Tác giả đã huy động nhiều giác quan nhưng đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và của lúa non. Tác giả đã chọn lọc những từ ngữ tinh tế, cách dẫn nhập tự nhiên, gợi cảm

3. Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng là những hạt cốm dẻo, thơm và ngon, các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng.

d. 1. Cảm nhận:

Chỉ bằng một câu văn, tác giả đã làm toát lên giá trị của Cốm.  Đó là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, hấp thụ những tinh hoa của trời đất, là một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá truyền thống, đặc biệt là với phong tục sêu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.  Như vậy, đây là câu văn được xem là giàu giá trị của bài, được tác giả viết rất cô đúc, sâu sắc, khái quát đầy đủ các giá trị của cốm.

2. Cốm thích hợp với lễ vật siêu tết bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. Nó còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Sự hài hòa tương xứng của hồng và cốm được thể hiện trên hai phương diện: Màu sắc và hương vị

e. 1. Cách thưởng thức cốm : ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

2. Tác giả đã quan sát thật kĩ và nhận xét tinh tế, nhạy cảm và tỉ mỉ. Lời đề nghị của nhà văn nhẹ nhàng, trân trọng. Những từ ngữ chọn lọc ,gợi nhiều liên tưởng. Thêm vào đó cách Thạch Lam gọi cốm bằng những từ ngữ trân trọng như là thể hiện sự trân trọng với món quà đặc biệt, sự khác biệt của Cốm với những thức quà khác.

g. Nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc 

h. Nghệ thuật:

  • Phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và nghị luận.
  • Hình ảnh: Chọn lọc những chi tiết gợi nhiều liên tưởng sáng tạo
  • Giọng điệu : nhẹ nhàng , sâu lắng
  • Ngôn ngữ : tinh tế

3. Tìm hiểu về chơi chữ.

a+b+d:

Bà già đi chợ Cầu Đông

......................

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

(Ca dao)

  • Điểm đặc biệt: 
    • Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.
    • Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.
  • Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo "bà già": bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa
  • Lối chơi chữ: dùng từ đồng âm nhưng khác nghĩa

- Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp

.....................

(Tú Mỡ)

  • Điểm đặc biệt:
    • Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma 
  • Tác dụng: mang ý mỉa mai – chế giễu.
  • Lối chơi chữ: Dùng các nói trại âm( gần âm)

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

  • Điểm đặc biệt:
    • Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần
  • Tác dụng: Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
  • Lối chơi chữ: Dùng cách điệp âm

- Con cá đối bỏ trong cối đá,

........................

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

  • Điểm đặc biệt:
    • Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo.
  • Tác dụng: Qua đó nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
  • Lối chơi chữ: Dùng lối nói lái

-Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

..................

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

  • Điểm đặc biệt + Tác dụng:
    •  Sầu riêng - danh từ => chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
    •  Sầu riêng - tính từ =>chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
  • Lối chơi chữ: Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

c. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

4. Tìm hiểu chung về chuẩn mực sử dụng từ.

a. 

  • Em bé đã tập tẹ biết nói.=> Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.  Sửa: tập tẹ => tập tọe 
  • Đất nước ta ngày càng sáng sủa.=> Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng nghĩa. Sửa: sáng sủa=> tươi đẹp
  • Ăn mặc của chị thật là giản dị.=> Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. Sửa: Ăn mặc=> Trang phục 
  • Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.=> Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách. Sửa: lãnh đạo=> cầm đầu
  • Em bé trông thật khả ái=> Vi phạm chuẩn mực về: Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. Sửa: khả ái=> xinh xắn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác