Soạn bài Sông nước Cà Mau: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: Sông nước Cà Mau sgk tr 13

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào?

……………

h) Nói với bạn cảm nhận của em về Cà Mau- vùng đất cực nam của Tổ quốc.

3. Tìm hiểu về phép so sánh

a) Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi

………..

4. Tìm hiểu quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

a. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

………


2. Tìm hiểu văn bản

a. Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.

Trình tự miêu tả trong bài đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên => tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ => cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

b. Nội dung 3 phần

  • Đoạn 1: Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
  • Đoạn 2: Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
  • Đoạn 3: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú

 

 

c. Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

  • Hệ thống kênh rạch, sông nước bủa giăng chi chít như mạng nhện
  • Màu xanh bao phủ khắp nơi
  • Âm thanh rì rào bất tận
  • Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

=>Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm nhận sự đơn điệu của màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

d. Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Khía ... => T góp phần làm nên màu sắc địa phương

 Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú. con người sống rất gần với thiên nhiên.

e. (1) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước:

  • Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
  • Con sông rộng hơn ngàn thước
  •  Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành
  • Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

(2) Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. => khả năng quan sát và phân biệt màu sắc vô cùng tỉ mỉ, tinh tế

(3) Chọn chi tiết: (4), (5), (6)

g. Tác giả đã ngồi trên thuyền để miêu tả, quan sát, có cái nhìn chân thực, rõ nét về cảnh sắc nơi đây.  Vị trí ấy thuận lợi cho miêu tả. Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau.

h. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc.  Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã.  Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.

3. Tìm hiểu về phép so sánh

a. (1) Những sự vật được so sánh: Trẻ em, rừng đước, chí lớn ông cha, lòng mẹ

Các sự vật được so sánh với nhau là vì chúng có những đặc điểm tương đồng nhau:

  • Trẻ em với búp trên cành đều chỉ những thế hệ non trẻ, cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng
  • Rừng đước với dãy tường thành đều chỉ sự vững chãi, cao lớn và dày đặc
  • Chí lớn của ông cha và tình mẹ bao la vô ngàn như dãy Trường Sơn trải dài cao ngất, như sông Cửu Long rộng lớn bao la.

Mục đích so sánh:

  • tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự vật/ đối tượng được nói đến.
  • Nhấn mạnh đến những khía cạnh nhất định
  • Tạo ra những hình dung, liên tưởng cho người đọc, người nghe,

(2) Khác nhau: Hình ảnh con mèo trong cậu không tạo ra hình ảnh mới, cũng không gợi hình, gợi cảm. Tuy nhiên, nó được so sánh một cánh lô-gic hay so sánh thông thường.

b.

Vế A

(Sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B

(Sự vật được so sánh)

(1)Trẻ em

 

như

Búp trên cành

(2) rừng đước

Dựng lên cao ngất

như

Hai dãy trường thành vô tận

(3) chí lớn ông cha

 

 

Trường Sơn

      lòng mẹ

 bao la sóng trào

 

Cửu Long

4. Tìm hiểu quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

a. (1), (2) Đặc điểm chính từng đoạn

·       Đoạn 1: Hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của chú Dế Choắt.

  • Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp  thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau
  • Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.

Từ ngữ, hình ảnh từng đoạn

  • Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
  • Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác.
  • Đoạn 3: Chim ríu rít, cây gạo - tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh

 

 

b. Những chữ bị bỏ đi là: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.

Việc lược bỏ đi các động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng, làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan, không sinh động, gợi hình, gợi cảm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều