Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Hội lồng tồng

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Hội lồng tồng


A. Tác giả 

Tác giả Trần Quốc Vượng 

Ông sinh tại huyện Kinh MônHải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy LêĐinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

  • 1956-1980 ông là Cán bộ giảng dạy Cổ sử Việt Nam, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp
  • 1959 ông là Trưởng nhóm/ Trưởng môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp
  • 1980-1993 ông là Giáo sư, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp
  • 1989-2005 ông trở thành Nhà giáo Ưu tú, Giám đốc Trung tâm Liên Văn hoá - Lịch sử Khoa Sử, Đại học Tổng hợp
  • 1993-1996 Trưởng môn Văn hoá học, Đại học Đại cương, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 1993-1996 Trưởng ngành Du lịch học, Đại học Tổng hợp
  • 1996-2005 Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Văn hoá Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 22 tháng 9 năm 2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ kém ông gần 30 tuổi (sinh năm 1963). Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu.

B. Tác phẩm 

1. Xuất xứ

- Theo Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ, Mùa xuân và phong tục Việt Nam

2. Bố cục Hội lồng tồng

Văn bản Hội lồng tồng được chia thành 4 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "múa sư tử và lượn lồng tồng"): Giới thiệu hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc

- Phần 2 (tiếp đến "cuộc vui tiếp tục"): Giới thiệu về trò chơi ném còn

- Phần 3 (tiếp đến "đọ tài đối phương"): Giới thiệu về trò múa sư tử

- Phần 4 (còn lại): Giới thiệu về hoạt động hát lượn

3. Thể loại

 Văn bản Hội lồng tồng thuộc thể loại văn bản thông tin

4. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Hội lồng tồng là thuyết minh


Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 5 Văn bản đọc Hội lồng tồng (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác