Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh chị nhận xét như thế nào về xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn với xã hội này ra sao?

Câu 4: Trang 128 sgk ngữ văn 11

 Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh chị  nhận xét như thế nào về xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn với xã hội này ra sao?


Từ niềm "hạnh phúc" của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái "đám ma gương mẫu" ta có thể thấy được bức tranh về cái xã hội "thượng lưu" đương thời. Cái xã hội thối nát, cái xã hội Âu hóa rởm, đạo đức và nhân cách của con người ngày càng đi xuống, suy đồi. Con người hành xử với nhau xảo trá, gian dối, thực dụng vô nhân, vô nghĩa.Chẳng đâu nữa còn chỗ cho nhân tính, những con người ấy không nhận ra cái chết của xã hội chó đểu. Ai cũng có những niềm vui riêng của mình từ cái chết của cụ cố tổ và họ phải diễn, diễn sao cho thật giống với cảnh một đám ma với nét buồn lãng mạn. 

Qua tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một thái độ chán ghét cái xã hội thối nát, tác giả đã miêu tả đầy đủ những hình ảnh đó để thể hiện những hình ảnh chi tiết trong đoạn văn, hình ảnh này biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm mờ mắt con người họ chỉ biết đến tiền mà không biết đến tình người. Để rồi tác giả cũng phải thốt lên rằng "chó đểu", "khốn nạn". 


Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hạnh phúc của một tang gia
Từ khóa tìm kiếm Google: câu 4 trang 128 sgk ngữ văn 11 tập 1, soạn câu 4 trang 128 sgk ngữ văn 11 tập 1, trả lời câu 4 trang 128 sgk ngữ văn 11 tập 1, Hạnh phúc của một tang gia.

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác