Câu hỏi tự luận Công dân 8 cánh diều bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1. Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình để lại những hậu quả gì?

Câu 2. Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình được thể hiện dưới những hình thức nào?

Câu 3. Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình?

Câu 4. Em hãy nêu các cách để phòng, chống bạo lực gia đình.

2. THÔNG HIỂU (4 câu) 

Câu 1. Theo em, trách nhiệm cảu các thành viên trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Câu 2. Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạc lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?

Câu 3: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình? 

Câu 4: Theo em nếu là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình nên làm gì? 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội.

Stt

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị gia đình chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

Câu 2. Theo em, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có mầm mống của bạo lực gia đình, phải chứng kiến các hành động bạo lực từ nhỏ. Khi lớn lên đứa trẻ ấy sẽ như thế nào?

Câu 3: Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư mình đang sinh sống.  

Câu 4: Em hãy sắp xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào các hình thức bạo lực tương ứng: 

Hình thức bạo lực gia đình

Bạo lực về thể chất 

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục

  1. Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh. 
  2. Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con. 
  3. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.
  4. Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức. 
  5. Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.
  6. Anh T ép buộc vợ phải sinh bằng được con trai để lấy người nối dõi. 
  7. Chị H bắt chồng phải giao nộp hết tiền lương hằng tháng. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu) 

Câu 1. Do nghi ngờ vợ ngoại tình với một đồng nghiệp ở cơ quan, trong những lần cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con xung quanh nghe thấy. Không chịu được hành động của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Không những thế, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cơ nơi vợ chồng anh sống để nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị. 

Theo em, hành vi này của a A có phải là hành vi bảo lực gia đình hay không? Vì sao?

Câu 2: Em sẽ xử lí như thế nào trong các trường hợp sau đây để tránh xảy ra các tình huống bạo lực gia đình. 

  1. Em cùng với bố cùng thảo luận về một vấn đề, chưa phân được rõ ai đúng ai sai thì bố em phải đi ra ngoài. Đến khi về thì em phát hiện bố đang say rượu. 
  2. Bố đi làm về muộn thường hay nổi cáu và đánh đập mẹ. 
  3. Em đi chơi nhưng chưa xin phép bố, khi chuẩn bị về đến nhà thì thấy bố đã đợi sẵn ở cổng với chiếc roi cầm trên tay. 

Câu 3: Xót xa khi thấy chồng đánh con vì điểm kém trong học tập và phạt con không cho ăn cơm, chị N định chạy đi báo Công an xã nhưng đã bị chồng chặn lại. Chị hô hoán lên nhờ hàng xóm giúp đỡ. Khi Công an xã đến thì chồng chị khoá cửa lại không cho ai vào và nói rằng đây là việc riêng của gia đình anh, không ai được can thiệp vào. Hành vi nêu trên của chồng chị N có vi phạm pháp luật không?

Câu 4: Bố của L từ ngày bị bệnh thường hay cáu gắt, uống rượu và nổi cáu với mẹ con L, có lần bố say, bố đánh hai mẹ con. L rất sợ hãi và thương mẹ nhưng không biết làm thế nào để giúp mẹ trong những lúc như vậy. Em hãy giúp L tìm ra giúp mẹ con L không bị tổn thương mỗi khi bố giận và có ý định đánh mắng?

Câu 5: Công việc của anh D rất vất vả thường xuyên phải tăng ca, có khi còn phải tiếp khách uống rượu mãi tối khuya mới về. Do đặc thù công việc nên tính cách của anh D cũng dần thay đổi, trở nên cáu gắt, nóng nảy. Anh thường cảm thấy vợ con chính là gánh nặng khiến anh phải làm việc vất vả. Có lần đi làm về, lại đang say rượu anh đã dùng vũ lực đánh chị H là vợ anh đến mức phải nhập viện điều trị, hai đứa con nhỏ của anh chứng kiến cảnh bố đánh mẹ dã man đều rất sợ hãi. Theo em, việc đánh đập vợ trước mặt các con, của anh D sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với tâm lí của chúng về sau này?

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình, Bài tập tự luận Công dân bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình, Phòng, chống bạo lực gia đình cánh diều ôn tập tự luận, Tự luận Phòng, chống bạo lực gia đình

Bình luận

Giải bài tập những môn khác