Tắt QC

Trắc nghiệm công dân 8 cánh diều bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 cánh diều bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình- Cánh Diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình?

  • A. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
  • B. Chị ngã em nâng/ Anh em như thể chân tay
  • C. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • D. Muốn sang thì bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu 2: Hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình là:

  • A. đánh mắng vợ

  • B. ép chồng đưa toàn bộ thu nhập cho vợ quản lí, khi có việc cần chi tiêu, chồng phải hỏi xin vợ

  • C. con cái bực tức, cố ý đạp phá đồ đạc trong gia đình

  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội: 

  • A. Đối với người bị bạo lực: gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế,...)

  • B. Đối với gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình

  • C. Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội

  • D. Cả A, B, C

Câu 4:  Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?

  • A. Từ 07/01/2008
  • B. Từ 01/7/2008
  • C. Từ 07/01/2009
  • C. Từ 01/7/2009

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết bạo lực gia đình là gì?

  • A. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất đối với thành viên khác trong gia đình
  • B. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về tinh thần đối với thành viên khác trong gia đình
  • C. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
  • D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 6: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

  • A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
  • B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
  • C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
  • D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.

Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền gì?:

  • A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình
  • B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định pháp luật
  • C. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định pháp luật
  • D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết những hành vi nào sau đây được xem là hành vi bạo lực gia đình?

  • A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; danh dự, nhân phẩm..
  • B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
  • B. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình có những nghĩa vụ nào?

  1. A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực; Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  2. B. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  3. C. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
  4. D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?

  • A. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
  • B. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
  • C. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác theo quy định pháp luật
  • D. Đáp án a,b và c đều đúng

Câu 11: Anh (chị) hãy cho biết đối tượng nào có thẩm quyền ra Quyết định cấm tiếp xúc?

  • A. Chủ tịch UBND cấp huyện
  • B. Tòa án
  • C. Chủ tịch UBND cấp xã
  • D. Đáp án b,c đúng

Câu 12: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã phải ra quyết định cấm tiếp xúc trong khoản thời gian nào khi nơi đó có hành vi bạo lực gia đình xảy ra?

  • A. Không quá 05 ngày
  • B. Không quá 04 ngày
  • C. Không quá 03 ngày
  • D. Không quá 02 ngày

Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc khi có đủ các điều kiện nào?

  • A. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
  • B Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
  • C Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
  • D. Tất cả các điều kiện trên.

Câu 14: Anh (chị) hãy cho biết hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình được xác định khi có một trong những căn cứ nào?

  • A. Có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra
  • B. Có dấu vết thương tích trên cơ thể nạn nhân có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần của nạn nhân bạo lực gia đình
  • C. Có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình
  • D. Cả ba căn cứ trên đều đúng.

Câu 15: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ gì?

  • A. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
  • B. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia cho bất cứ ai có yêu cầu.
  • C. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Chủ tịch UBND xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra .
  • D. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Công an xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra .

Câu 16: Anh (chị) hãy cho biết người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách gì?

  • A. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được thưởng một khoản tiền tương ứng
  • B. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được chính quyền địa phương tặng giấy khen
  • C. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

  • A. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư
  • B. Bị phạt 200.000 đồng
  • C. Đáp án a, b đúng
  • D. Đáp án a, b sai

Câu 18: Anh (chị) hãy cho biết biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện những hành vi nào?

  • A. Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào... bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân
  • B. Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân
  • C. Đáp án a, b đúng
  • D. Đáp án a, b sai

Câu 19: Anh (chị) hãy cho biết khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các đối tượng nào?

  • A. Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật
  • B. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người nghèo
  • C. Phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, người cao tuổi
  • D. Người cao tuổi, trẻ em bị tàn tật, người nghèo

Câu 20: Anh (chị) hãy cho biết việc tư vấn về gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng?

  • A. Người có hành vi bạo lực gia đình; Nạn nhân bạo lực gia đình; Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc; Người chuẩn bị kết hôn
  • B. Người có hành vi bạo lực gia đình; Nạn nhân bạo lực gia đình; Người chuẩn bị ly hôn; người nghiện ma túy
  • C. Người có hành vi bạo lực gia đình; Nạn nhân bạo lực gia đình; người chuẩn bị kết hôn; người đang có vợ có chồng nhưng đang chung sống như vợ chồng với người khác
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 21:  Anh (chị) hãy cho biết nếu một người nào đó phát hiện có hành vi bạo lực gia đình thì phải làm gì?

  • A. Kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã , trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
  • B. Kịp thời báo tin cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
  • C. Kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
  • D. Kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Câu 22: Anh (chị) hãy cho biết cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình gồm những cơ sở nào?

  • A. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;Cơ sở bảo trợ xã hội;
  • B. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng
  • C. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 23: Anh (chị) hãy cho biết việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được giải quyết như thế nào?

  • A. Thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
  • B. Thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo
  • C. Đáp án a, b đúng
  • D. Đáp án a,b sai

Câu 24: Câu nào sau đây là chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam năm 2012?

  • A. Hãy để tình yêu thương sưởi ấm mỗi gia đình.
  • B. Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, gia đình hạnh phúc.
  • C. Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực.
  • D. “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại

Câu 25: Hành vi bạo lực về tinh thần gồm những hành vi nào sau đây?

  • A. Quát mắng, chưởi bới, đay nghiến, xỉ vả, đe dọa.
  • B. Kiểm soát mọi hoạt động đi đứng, quan hệ, công việc, hành hạ con cái để cha, mẹ phải đau lòng; vợ chồng hành hạ nhau để con cái chứng kiến và khiếp sợ.
  • C. Chiến tranh lạnh, bỏ rơi, không quan tâm nhau, ngoại tình, ruồng rẩy nhau trước mặt các thành viên khác trong gia đình.
  • D. Tất cả những câu trên đều đúng.

Câu 26: Các hành vi bạo lực gia đình về tình dục bao gồm những hành vi nào sau đây?

  • A. Không cho hoặc bắt buộc quan hệ tình dục khi người vợ ốm đau hoặc mệt mỏi.
  • B. Cưỡng ép quan hệ tình dục không an toàn.
  • C. Cưỡng dâm, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, quấy rối tình dục.
  • D. Tất cả những câu trên đều đúng.

Câu 27: Đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình hậu quả sẽ ra sao?

  • A. Tổn hại đến sức khỏe, thể chất.
  • B. Ảnh hưởng về mặt tinh thần.
  • C. Ảnh hưởng về kinh tế.
  • D. Tất cả những câu trên đều đúng.

Câu 28: Trong nguyên tắc giáo dục con cái ý kiến nào sau đây là đúng?

  • A. Cha mẹ không chỉ là thầy mà còn là người bạn tâm tình của con.
  • B. Cha mẹ tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến, tham gia các hoạt động ở nhà trường và ngoài xã hội của con cái.
  • C. Câu a và b đều sai.
  • C. Câu a và b đều đúng.

Câu 29: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì hành vi Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình trong trường hợp nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?

  • A. nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm
  • B. trong mọi trường hợp
  • C. trong trường hợp thành viên gia đình không đồng ý
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 30: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì nội dung nào dưới đây là Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

  • A. Phòng ngừa là chính, lấy người bạo lực gia đình là trung tâm.
  • B. Xử lý vi phạm là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
  • C. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
  • D. Phòng ngừa và xử lý vi phạm là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác