Đề kiểm tra Địa lí 10 KNTT bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Kết nối bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

  • A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.
  • B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  • C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  • D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

Câu 2: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm

  • A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
  • B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
  • C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
  • D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?

  • A. Độ dày dao động từ 5 — 70 km.
  • B. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  • C. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất.
  • D. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

Câu 4: Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là gì?

  • A. Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương
  • B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit
  • C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn hơn lớp vỏ lục địa
  • D. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng trầm tích

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Các tầng đá của lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự từ trên xuống là tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng bazan.
  • B. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển
  • C. Tầng đá trầm tích Nằm trên cùng của lớp vỏ Trái Đất.
  • D. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành vỏ trái đất

Câu 6: Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ

  • A. 5 km (ở đại dương) - 7 km (ở lục địa).
  • B. 5 km (ở lục địa) - 70 km (ở đại dương).
  • C. 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).
  • D. 50 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).

Câu 7: Đặc điểm nào đúng với đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất?

  • A. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nhẹ
  • B. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn và quánh dẻo
  • C. Có độ dày nhỏ nhất nhưng nhiệt độ và áp suất lớn nhất
  • D. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.

Câu 8: Tầng bazan gồm các loại đá nào sau đây?

  • A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
  • B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
  • C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
  • D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

  • A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.
  • B. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau,
  • C. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.
  • D. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích?

  • A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
  • B. Phân bố thành một lớp liên tục
  • C. Có nơi mỏng, nơi dày
  • D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBCBD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDDCB

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10  kết nối bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ và, kiểm tra Địa lí 10  KNTT bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác