Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 16: Áp suất

Đề thi, đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 16 Áp suất. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Áp lực là gì?

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Câu 2: Áp suất sinh ra khi nào?

  • A. Áp lực tác dụng lên thể tích bề mặt 
  • B. Áp lực tác dụng lên diện tích bề mặt

  • C. A và B đều đúng

  • D. A và B đều sai

Câu 3: Đâu là công thức tính áp suất?

  • A. $p = F.S$

  • B. $p = \frac{F}{S}$

  • C. $p = \frac{S}{F}$

  • D. $p = S.V$

Câu 4: Đơn vị diện tích S là?

  • A. $m$

  • B. $m^3$

  • C. $cm$

  • D. $m^2$

Câu 5: đơn vị lực F là ?

  • A. $m$

  • B. $N/m$

  • C. $N$

  • D. $N^2$

Câu 6: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.

 Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.

  • A. Trường hợp 1        
  • B. Trường hợp 2
  • C. Trường hợp 3        
  • D. Trường hợp 4

Câu 7: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
  • B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
  • C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
  • D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 8: Chọn câu đúng:

  • A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
  • B. Áp lực là lực ép có phương song song với mặt bị ép
  • C. Áp lực là lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
  • D. Áp lực là lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Câu 9: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là $8cm^2$. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

  • A. 200000 Pa
  • B. 2000 Pa

  • C. 20 Pa

  • D. 2 Pa

Câu 10: Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2 m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có

  • A. p1 = p2
  • B. p1 = 1,2p2
  • C. p2 = 1,44p1
  • D. p= 1,2p1

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Cách tăng áp suất tác dụng lên bề mặt bị ép?

Câu 2 (điểm): Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1 m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200 N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.

 Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1 m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200 N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 3

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: đơn vị của áp suất p là?

  • A. $N.m^2$
  • B. $N/m^2$

  • C. $N.m$

  • D. $N/m$

Câu 2: Việc làm tăng, giảm áp suất có công dụng gì đối với đời sống con người?

  • A. Dụng cụ, máy móc
  • B. Thức ăn
  • C. Thuốc
  • D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 3: Để tăng, giảm áp suất thì cần phải thay đổi đại lượng nào?

  • A. Áp suất

  • B. Diện tích

  • C. A và B đều đúng

  • D. A và B đều sai

Câu 4: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

  • A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
  • B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
  • C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
  • D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

 Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

a) Lực do người tác dụng lên xe kéo.

b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.

c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo.

Câu 2: Một xe tải 6 bánh có khối lượng 8 tấn, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đất là $7,5 cm^2$. Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra KHTN 8 cánh diều bài 16 Áp suất, đề kiểm tra 15 phút KHTN 8 cánh diều, đề thi KHTN 8 cánh diều bài 16

Bình luận

Giải bài tập những môn khác