Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 10: Thực hành tiếng Việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ nào đồng nghĩa với từ gầy?

  • A. Mũm mĩm
  • B. Đầy đặn
  • C. Mảnh mai
  • D. Tròn trịa

Câu 2: Từ nào có thể thay thế cho từ chết trong câu Xe của tôi bị chết máy.

  • A. Hỏng
  • B. Qua đời
  • C. Tiêu đời
  • D. Mất

Câu 3: Từ nào sau đây mang sắc thái nghĩa chỉ sự kính trọng, người gửi thường có vai vế thấp hơn người nhận?

  • A. Tặng
  • B. Cho
  • C. Bố thí
  • D. Biếu

Câu 4: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.

“Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ”

  • A. Đoạn văn không có từ đồng nghĩa
  • B. Mẹ – bạn
  • C. Mẹ – má – u – bu – bầm – mạ
  • D. Kể – gọi

Câu 5: Từ in đậm nào dưới đây chỉ màu xanh tươi mỡ màng?

- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.

- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.

- Tháng tám trời thu xanh thắm.

- Suối dài xanh mướt nương ngô.

  • A. Xanh ngắt
  • B. Xanh biếc
  • C. Xanh thắm
  • D. Xanh mướt

Câu 6: Câu nào sau đây sử dụng đúng sắc thái nghĩa của từ ngữ được in nghiêng?

  • A. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhắn ấy
  • B. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhặt ấy
  • C. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhoi ấy
  • D. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhen ấy

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy cho biết thế nào là sắc thái nghĩa của từ ngữ?

Câu 2 (2 điểm): Cho câu thơ sau: 

“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”

(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)

Theo em, có thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” không? Vì sao?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Sắc thái nghĩa của từ là gì?

  • A. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật
  • B. Là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế
  • C. Là từ mượn tiếng Việt
  • D. Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản 

Câu 2: Từ “ăn” thể hiện sắc thái gì?

  • A. Sắc thái trung tính
  • B. Sắc thái trang trọng
  • C. Sắc thái nghĩa tích cực
  • D. Sắc thái nghĩa tiêu cực

 Câu 3: Sắc thái nghĩa của từ có mấy loại?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 4: Xác định các từ thuộc sắc thái miêu tả trong các trường hợp sau:

  • A. Trắng tinh, trắng xóa, thân phụ, thân mẫu
  • B. Cha, mẹ, vợ, thân phụ, thân mẫu, phu nhân
  • C. Trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu
  • D. Cha, mẹ, vợ 

Câu 5: Tìm từ có sắc thái phù hợp nhất để điền vào chỗ chấm: "Không thể thống kê chính xác số người ... trong nạn đói năm 1945."

  • A. Chết
  • B. Mất
  • C. Hi sinh
  • D. Từ biệt 

Câu 6: Sắc nghĩa của từ có tác dụng gì?

  • A. Biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
  • B. Thể hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến 
  • C. Dùng để miêu tả và làm rõ ngữ nghĩa của danh từ đi kèm
  • D. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Câu 2 (2 điểm): Theo em, các từ in đậm trong nhóm câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? Từ đó em rút ra nhận xét gì?

  • Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • Anh ấy có một thân hình to lớn, săn chắc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 10 Thực hành tiếng Việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác