Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 9: Thực hành tiếng Việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 2: Thế nào là một câu hỏi?

  • A. Trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp
  • B. Có dấu chấm hỏi kết thúc câu
  • C. A, B đúng
  • D. Kết thúc câu bằng dấu chấm

Câu 3: Nêu khái niệm câu kể.

  • A. Là câu trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp, kết thúc bằng dấu chấm
  • B. Là câu dùng để trần thuật về một hiện tượng, sự việc và kết thúc bằng dấu chấm
  • C. Là câu nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm
  • D. Là câu đưa ra yêu cầu tới một đối tượng cụ thể, kết thúc bằng dấu chấm

Câu 4: Câu cảm dùng để làm gì?

  • A. Kể về một hiện tượng, sự việc
  • B. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể
  • C. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp
  • D. Nêu cảm xúc của người viết

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu khiến?

  • A. U nó không được thế. (Ngô Tất Tố)
  • B. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài)
  • C. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu)
  • D. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố)

Câu 6: Câu nào dưới đây là câu kể?

  • A. Thế thì con biết làm thế nào được!
  • B. Thảm hại thay cho nó!
  • C. Hôm nay, trời mưa rất to
  • D. Anh giúp em bê cái ghế vào trong phòng với ạ!

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày chức năng và đặc điểm của câu cảm và câu khiến.

Câu 2 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“- Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!”

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

a. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?

b. Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cảm hay câu khiến? Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng gì?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Câu nào thuộc kiểu hành động nói điều khiển trong các câu sau :

  • A. Tôi bật cười bảo lão
  • B. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
  • C. Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
  • D. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

Câu 2: Câu khiến (cầu khiến) là kiểu câu gì?

  • A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
  • B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi
  • C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết
  • D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 3: Câu nghi vấn thường có sự xuất hiện của những từ nào?

  • A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…
  • B. Ôi, than ôi, hỡi ôi (ơi), chao ôi (ơi), trời ơi (ôi), thay, biết (xiết) bao, biết chừng nào…
  • C. Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả…
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Khi viết, câu kể (trần thuật) thường được kết thúc bằng dấu gì?

  • A. Dấu chấm
  • B. Dấm chấm than
  • C. Dấu chấm lửng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Mục đích của câu văn “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” là gì?

  • A. Hỏi
  • B. Khẳng định
  • C. Phủ định
  • D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 6: Câu sau là kiểu câu gì và có dấu hiệu nhận biết nào?

“Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!” (Mắt sói, Đa-ni-en Pen-nắc)

  • A. Câu cảm vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than
  • B. Câu khiến vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than
  • C. Câu hỏi vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than
  • D. Câu kể vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày chức năng và đặc điểm của câu kể, câu hỏi.

Câu 2 (2 điểm): Dùng cụm danh từ “Vua Quang Trung” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 9 Thực hành tiếng Việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác