Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 2

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

 - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

 - Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

 - Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .

Câu 2 (1 điểm): Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?

Câu 3 (1 điểm): Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )

Câu 4 (2 điểm): Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 2:

Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ được tổng số điểm của đề đó

Câu 3:

Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật.

Câu 4:

Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học : “ Ai cũng muốn được điểm cao nhưng ai cũng sợ hãi và bị kìm nén trước thử thách trước mắt nên không có số điểm mà mình mong muốn. Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí, không tin là mình có thể làm được. Giống như chúng ta hiện tại, ai cũng có nhưng mơ ước, khát khao và hoài bão của riêng mình nhưng mấy ai có thể tự tin vào năng lực của mình mà dám đương đầu với khó khăn, với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công. Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách, trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.

  • B. PHẦN VIẾT

Câu 1:

Sự thành công của mỗi truyện ngắn có sự góp mặt của nhiều yếu tố, trong yếu tố đóng vai trò then chốt là: tình huống, nhân vật và cách trần thuật, nhà văn có những điểm mạnh riêng để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm mình. Kim Lân đã rất thành công trong các truyện ngắn của mình khi sáng tác được những tình huống truyện đặc sắc. Đọc Vợ nhặt của Kim Lân ta cảm rõ điều đó.

Trong Vợ nhặt của Kim Lân, tình huống truyện đã giúp nhà văn xây dựng bộc lộ sâu sắc tính cách và tâm lí nhân vật. Đồng thời gúp ông bộc lộ tâm tư ti và những điều mà bản thân ông muốn gửi gắm cho bạn đọc. Truyện cũng thế mà hấp dẫn hơn. Tình huống của Vợ nhặt thể hiện ngay ở tên truyện. Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Mà nào anh ta có bảnh bao hấp dẫn gì: vừa nghèo, vừa xấu trai, lại là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ “tầm phơ tầm phào” mấy câu mà có vợ theo về.

Sự hấp dẫn của tình huống truyện trước hết là ở đó. Như một nghịch lý, nó gây ngạc nhiên cho mọi trường trong xóm ngụ cư, cho bà cụ Tứ, mẹ Tràng cho cả bản thân Tràng là kẻ đã “nhặt” được vợ. “... người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán…”. Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn Người thì “cười lên rung rúc”. Người lại lo dùm cho anh ta “Ôi chao! đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thời này không?”.

Bà cụ Tứ hiểu tình cảm con mình hơn ai hết nên càng khó tin Tràng có vợ, có người đàn bà đứng ngay ở đầu giường con mình, bà cụ cứ ngơ ngác tự hỏi: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ? “Bà cụ làm sao hiểu nổi. Nghèo như con bà ai người ta thèm lấy có vợ được. Vả lại trời làm đói khát thế này, nuôi thân chẳng nổi, lấy gì vợ nuôi con? Bản thân Tràng cũng lấy làm lạ cho mình. Nhìn vợ, ngồi ngay giữa nhà, anh ta “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”.

Đúng là một tình huống lạ. Nhưng khi hiểu ra rồi thì lại thấy có gì đáng ngạc nhiên đâu. Cái lý do dễ hiểu biết bao, nhưng cũng buồn tủi biết bao, tội nghiệp bao! Điều này, bà cụ tứ sống gần hết đời người phải làm bạn với cái nghèo mới sự thấm thía: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau cho qua được cơn đói khát này không?”.

Lòng bà cụ thật là ngổn ngang trăm mối: vừa mừng vừa lo, vừa vui vừa tủi. Mừng vui vì dù sao con mình có có vợ, điều mà bổn phận làm mẹ bà đã không lo nổi cho con: “ừ, thôi thì các con đã phải duyên kiếp với nhau, u cũng mừng”. Những lo buồn, tủi nhục vì “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...”. Như thế là tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính cách các nhân vật. Bà cụ Tứ do từng trải nhiều nên tâm lí diễn biến phức tạp hơn cả. Còn Tràng thì lo ít, vui nhiều. Mới đầu cũng “chợn”, nhưng liều sau đó chặc lưỡi kệ!”. Trên đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nổi anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc: “Chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc!”.

Bỗng nhiên “nhặt” được vợ, hạnh phúc đến với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm sau anh ta vẫn còn thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Và cùng với niềm vui, ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với cái tổ ấm của mình, cũng nảy sinh. Anh ta thấy thương yêu gắn bó với mọi người, với cái nhà, cái sân, khoảnh vườn của mình một cách lạ lùng. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”.

Buồn tủi nhất là tâm trạng của người vợ Tràng “nhặt” được. Lấy chồng chuyện thiêng liêng là sự phó thác cả cuộc đời mình cho người đàn ông mình yêu quý. Vậy mà chị ta nào có biết Tràng là ai, tốt xấu thế nào đâu. Chỉ một câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc riêu cua là theo ngay về. Cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự thấy mình không hơn gì cái rơm cái rác, người ta có thể “nhặt” được ngoài đường, xó chợ...

Nhưng chủ đề của Vợ nhặt không chỉ có thế. Tình huống truyện đã đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết. Một không khí chết chóc cứ len lỏi trong tác phẩm với mùi khói, khét lẹt của những đống rấm nhà có người chết lan tới và tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ... Nhưng qua tâm trạng của các nhân vật, nhất là Tràng và bà cụ Tứ, thấy người dân lao động tin ở sự sống vẫn hi vọng ở tương lai, cũng khao khát một tổ ấm gia đình để được thương yêu nhau và cùng chia sẻ vui buồn, để có bổn phận với nhau cũng như có nhiệm với đời...

Đó là bản chất lạc quan của nhân dân lao động. Một chủ nghĩa lạc quan có căn cứ gì rõ rệt “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” … vẫn tồn tại dai dẳng ở những con người luôn sống hết mình với cuộc sống trong lao động và đấu tranh để sinh tồn. Niềm tin tưởng lạc quan ấy cuối cùng đã gặp được ánh sáng của cách mạng với lá cờ Việt Minh bay phấp phới báo hiệu cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc đang sắp sửa.

Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc những thiện cảm tốt đẹp. Thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà không khỏi bùi ngùi, thương xót: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mày mở mặt sau này. Còn mình thì...”. Nhưng, bà thực sự vui mừng khi con trai bà đã yên bề gia thất: “Bà lão nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên...”. Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn: “Tràng ạ. Khi nào có liền ta mua lấy đôi gà. Tau tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này, ngoảnh đi ngoảnh lại, chả mấy mà có ngày đàn gà cho mà xem...”

Nghĩ đến cái sống, không nghĩ đến cái chết là ở chỗ đấy. Bà cố gắng xua đi lại thực hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho các con. Tuy nhiên món chè cám đã nhắc họ về với thực tại. Chao ôi, chè cám! Phải đói đến một mức nào đó, người ta ăn cám mới cảm thấy ngon! Cuộc sống khắc nghiệt, đày đọa bắt họ phải sống cuộc sống loài vật, nhưng nào có dập tắt được phần Người đáng quý trong mỗi con người. Cái phần Người ấy sẽ giúp họ vượt qua đoạn khó khăn này. Sẽ lại thiếu sót nếu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói đến những kẻ hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống.

Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chuẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của “bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào khác, phải vùng dậy đấu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tràng thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” bởi anh chưa bắt được mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục đích chung của mọi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình.

Có thể khẳng định, truyện ngắn Vợ nhặt là một thành công của Kim Lân. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông cũng là đỉnh cao của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Người đọc nhớ mãi một Vợ nhặt với tình huống truyện độc đáo và chất nhân văn cao cả của tác phẩm.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 kết nối, đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác