Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI CUỐI KÌ 2 LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Những eo biển quan trọng ở Biển Đông là:

A. Ma – lắc – ca, Đài Loan, Ba - si.B. Hô – mớt, Lu – xôn, Ba - si.
C. Mô – dăm – bích, Hô – mớt, Lu - xôn.D. Ma – lắc – ca, Đài Loan, Hô – mớt.

Câu 2. Số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là:

  • A. 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 
  • B. 7 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 
  • C. 8 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 
  • D. 6 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. 

Câu 3. Những nguồn tài nguyên phi sinh vật có giá trị kinh tế cao của Biển Đông là:

  • A. khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải.
  • B. nuôi trồng thủy hải sản, dầu khí, băng cháy.
  • C.  sinh vật biển, khoáng sản, du lịch, cây ăn trái.
  • D. dầu khí, du lịch, nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 4. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là:

  • A. In – đô – nê – xi – a.
  • B. Thái Lan.
  • C. Việt Nam.
  • D. Lào.

Câu 5. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có thế mạnh về ngành kinh tế nào sau đây?

  • A. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
  • B. Dịch vụ hàng hải và chăm sóc khách hàng. 
  • C. Dịch vụ hàng hải và đánh bắt hải sản.
  • D. Khai thác tài nguyên khoáng sản. 

 

Câu 6. DOC là cụm từ viết tắt theo Tiếng Anh của văn bản pháp luật nào sau đây liên quan đến vấn đề biển đảo, được kí kết giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc?

  • A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. 
  • B. Luật Biển Việt Nam.
  • C. Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
  • D. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông.

Câu 7. UNCLOS là cụm từ viết tắt theo tiếng Anh của văn bản pháp luật nào sau đây liên quan đến vấn đề biển đảo?

  • A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
  • B. Luật Biển Việt Nam
  • C. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. 
  • D. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông. 

Câu 8. Những eo biển quan trọng ở Biển Đông là:

  • A. Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ca-li-ma-ta, Ma-lắc-ca.
  • B. Hô-mớt, Lu-xôn, Ba-si, Đài Loan.
  • C. Mô-dăm-bích, Ma-lắc-ca, Lu-dông.
  • D. Lu-xôn, Cửa Lục, Cá Heo, Ba-la-bắc.

Câu 9. Tháng 9/1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tuyên bố tại hội nghị quốc tế nào?

  • A. Hội nghị Hòa bình Xan Phran-xi-xcô.
  • B. Hội nghị  Pốt-xđam.
  • C. Hội nghị Giơ-ne-vơ.
  • D. Hội nghị Pa-ri.

Câu 10. Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản hàng đầu thế giới với khoảng 6 triệu tấn, chiếm 10% tổng khối lượng toàn thế giới, riêng sản lượng cá xếp thứ 4/19 thế giới”.

  • A. Biển Đông có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú, nhiều loài quý hiếm, có tiềm năng đối với kinh tế và nghiên cứu khoa học.
  • B. Biển Đông có hoạt động khai thác hải sản sôi động.
  • C. Biển Đông là nơi duy trì và phát triển các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
  • D. Biển Đông có hoạt động thương mại hàng hải sôi động .

Câu 11. Đâu không phải là một trong những công trình sử học và địa lí của Việt Nam ghi chép về cương vựclãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền các chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê – chúa Trịnh, Triều Tây Sơn, Triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Đại Việt sử ký tục biên.
  • B. Hoàng Việt địa dư chí.
  • C. Quốc triều hình luật.
  • D. Phủ biên tạp lục.

Câu 12. Vào năm 1979, 1981, 1988, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần công bố Sách Trắng. Việc công bố Sách Trắng có ý nghĩa gì?

  • A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển đối với các nước khác bằng biện pháp hòa bình.
  • B. Khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
  • C. Khẳng định Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địa để thăm dò và khai thác.
  • D. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Câu 13. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây?

“……………..(1)……………..là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.……………..(2)……………..là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam”.

(Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững

 kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045)

  • A. (1). Biển Đông, (2). Kinh tế biển.
  • B. (1). Biển, (2). Phát triển kinh tế biển.
  • C. (1). Biển Việt Nam, (2). Đẩy mạnh phát triển các hoạt động trên biển.
  • D. (1). Biển, (2). Duy trì và phát triển nguồn tài nguyên trên Biển Đông.

Câu 14. Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là :

  • A. Vạn Lý Trường Sa
  • B. Vạn Lý Hoàng Sa.
  • C. Bãi Cát Vàng.
  • D. vùng Đất Vàng.

Câu 15. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

“Biển Đông được coi là một trong những bồn trũng chứa nhiều dầu khí trên thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí là các bồn trũng Bru – nây Sa – ba, Xa – ra – oắc, Ma – lai, Pa – ta – ni Thái, Nam Côn Sơn… Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ ngày”.

(Hồ Chí Minh)

  • A. Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản là dầu mỏ và khí tự nhiên.
  • B. Biển Đông là nơi hoạt động dầu khí sôi động.
  • C. Biển Đông là nơi khai thác và sản xuất dầu khí lớn nhất.
  • D. Biển Đông có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú. 

Câu 16. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam ngoài vị trí chiến lược về kinh tế, còn có vị trí chiến lược về:

  • A. văn hóa – xã hội.
  • B. giao thông vận tải.
  • C. quốc phòng – an ninh.
  • D. khoa học – kĩ thuật.

Câu 17. Hiện nay Trường Sa trực thuộc quyền quản lí hành chính của tỉnh nào của Việt Nam?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Kiên Giang.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Cà Mau.

Câu 18. Đảo cao nhất và đảo rộng nhất thuộc quần đảo Trường Sa lần lượt là:

  • A. Ba Đình, Song Tử Tây. 
  • B. Nam Yết, Sinh Tồn.
  • C. Song Tử Tây, Ba Đình. 
  • D. Sinh Tồn, Nam Yết. 

Câu 19. Hiện nay, Biển Đông đang tồn tại loại hình tranh chấp nào?

  • A. Xây dựng cơ sở hậu cầu - kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự.
  • B. Xây dựng các khu bảo tồn biển, trung tâm nghiên cứu sinh vật.
  • C. Chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • D. Việc khai thác tài nguyên nông – lâm – thủy hải sản.

Câu 20. Nội dung nào không thể hiện sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên, thiên nhiên biển ở Biển Đông?

  • A. Đa dạng sinh học cao.
  • B. Có bồn trũng chứa dầu khí lớn.
  • C. Chứa lượng lớn tài nguyên khí đốt.
  • D. Địa bàn chiến lược quan trọng. 

Câu 21. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thuộc hệ thống đảo nào sau đây?

  • A. Đảo nổi.
  • B. Đảo chìm. 
  • C. Đảo ngoài bờ.
  • D. Đảo xa bờ.

Câu 22. Ngày nay, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn được duy trì nhằm mục đích gì?

  • A. Chứng minh Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ rất sớm.
  • B. Tưởng niệm những chiến sĩ Hoàng Sa đã hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
  • C. Tri ân Hải đội Hoàng Sa và giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm gìn giữ biển đảo quê hương.
  • D. Khẳng định về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Câu 23. Văn bản nào dưới đây quy định đầy đủ nhất về quy chế pháp lí các vùng biển và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam?

  • A. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
  • B. Luật Biên giới quốc gia năm 2003.
  • C. Luật Hàng hải năm 2005.
  • D. Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Câu 24. Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì:

  • A. địa bàn chiến lược quan trọng. nơi tập trung nhiều mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới.
  • B. nơi giao thoa của tất cả các nền văn minh nhân loại, kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. 
  • C. khu vực giao thông của các nền văn hóa lớn trên thế giới, kinh tế tất cả các nước đều phát triển mạnh hàng đầu thế giới.
  • D. khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý giá của thế giới.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Vì sao Biển Đông được coi là tuyến giao thông đường biển huyết mạch.
  • b. Theo em, những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

Câu 2 (1,0 điểm). Một trong những nguyên tắc hoạt động được Hiến chương Liên hợp quốc là: “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”. Theo em, Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc đó vào việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
AAACCACA

 

Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
ABCBBCAC

 

Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
CACDDCDA

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

a. Trình bày tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa về quốc phòng – an ninh, kinh tế, xã hội:

- Về quốc phòng an ninh:

+ Các đảo án ngữ những tuyến đường giao thông huyết mạch trong thương mại quốc tế nên có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành các căn cứ hậu cần cho quân đội, xây dựng các trạm ra đa, trạm quan sát, vọng gác nhằm kiểm soát vùng biển, vùng trời của các quốc gia trên biển.

+ Do địa thế rải rác và địa hình chủ yếu là các đảo san hô, đảo đá thường xuyên bị chìm khi thủy triều lên nên gây khó khăn trong quản lí và xây dựng các căn cứ quân sự.

- Về kinh tế:

+ Vùng biển xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tạo thành ngư trường khổng lồ cho đánh bắt hải sản xa bờ.

+ Tại các đảo có thể phát triển ngành đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng,…

+ Do cách xa bờ, khí hậu khắc nghiệt (thiếu nước ngọt, bão tố quanh năm), dân cư còn khá thưa thớt nên khó khăn cho xây dựng các cơ sở kinh tế.

- Về xã hội:

+ Trên đảo có thể xây dựng các trung tâm bảo tồn sinh vật biển, nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu vực Biển Đông.

+ Việc đưa dân ra cư trú tại các đảo gặp nhiều khó khăn do xa bờ, khí hậu khắc nghiệt, nước ngọt thiếu thốn.

b. Những nguồn tài nguyên ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển:

- Dầu khí: Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

 

- Khí đốt đóng băng (băng cháy): Biển Đông chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữ lượng tài nguyên này ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

Câu 2:

Việt Nam vận dụng nguyên tắc:” Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình” để giải quyết Biển Đông như sau:

- Từ tháng 5 năm 2014 Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan HD 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đồng thời có nhiều hành động gây hấn đe dọa với ngư dân Việt Nam khi đánh bắt cá trong vùng chủ quyền của Việt Nam.  

- Chính phủ Việt Nam đã dùng mọi biện pháp hòa bình kêu gọi Trung Quốc kiềm chế và cùng ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề trong hòa bình với luật pháp quốc tế. 

- Đấu tranh bằng giải pháp pháp lý thông qua việc sử dụng các lực lượng thực thi pháp luật biển, xây dựng và thông quan Luật Biển, hoàn thiện cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. 

- Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ những đường lối giải pháp hòa bình của chính phủ Việt Nam đồng thời lên án những hành động hung hãn của Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc kiềm chế và không sử dụng vũ lực. 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 chân trời, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác