Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 8 

KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Có mấy nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn điện?

  • A. 1.                  B. 2.                       C. 3.                       D. 4.

Câu 2. Khoảng cách an toàn chiều rộng khi ở gần lưới điện 22kV với dây trần là bao nhiêu?

  • A. 1 m.              B. 1,5 m.                 C. 2 m.                   D. 2,5 m.

Câu 3. Quan sát hình ảnh và cho biết đây là nguyên nhân gây tai nạn điện nào?

 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

  • A. tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
  • B. vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
  • C. đến gần vị trí dây dẫn điện có điện bị rơi xuống đất.
  • D. thiết bị độ dùng quá tải và cháy nổ.

Câu 4. Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần

  • A. kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng.
  • B. không nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại.
  • C. xây nhà gần lưới điện cao áp và trạm biến áp.
  • D. không sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải, chống rò điện.

Câu 5. Biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là

  • A. trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện.              B. sử dụng dây trần để nối các nguồn điện.
  • C. lấy nguồn điện trực tiếp từ trạm cao áp.              D. không sử dụng các dụng cụ bảo hộ.

Câu 6. Thực hiện nối đất cho đồ dùng điện bằng cách nào?

  • A. Không nối vỏ trực tiếp.                                     B. Sử dụng ổ cắm 3 cực.
  • C. Sử dụng thiết bị đóng, cắt, bảo vệ mạch điện.      D. Sử dụng bút thử điện.

Câu 7. Hãy chọn hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây.

  • A. chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.       B. thả diều gần đường dây điện.  
  • C. không buộc trâu bò vào cột điện cao áp.  D. tắm mưa gần đường dây điện cao áp.

Câu 8. Thành phần nào làm cho dòng điện qua bút thử điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng?

  • A. Đầu bút thử điện.   B. Điện trở.             C. Đèn báo.             D. Thân bút.

Câu 9. Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng làm gì?

  • A. Sơ cứu nạn nhân tại chỗ.                       B. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.        D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.

Câu 10. Nếu có 2 người sơ cứu thì tỉ lệ một người làm động tác ép tim, một người hà hơi thổi ngạt là bao nhiêu?

  • A. 1 : 5.                     B. 1 : 7.                   C. 5 : 1.                   D. 7 : 1.

Câu 11. Trật tự các bước cứu người bị tai nạn điện là

  • A. Sơ cứu nạn nhân → Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • B. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → Sơ cứu nạn nhân.
  • C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • D. Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Câu 12. Hãy chọn cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện cho phù hợp với tình huống nạn nhân chạm vào dây điện bị hở cách điện.

  • A. Ngắt nguồn điện (cầu dao điện, aptomat hoặc rút phích cắm điện...).
  • B. Dùng vật cách điện như thanh gỗ, thanh tre khô, thanh nhựa,... để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân.
  • C. Lót tay bằng vải khô hoặc túm vào quần, áo khô của nạn nhân để kéo họ ra khỏi vật mang điện.
  • D. Dùng thanh sắt gạt nạn nhân ra khỏi thiết bị bị hở cách điện.

Câu 13. Cấu trúc chung của mạch điện gồm mấy thành phần chính?

  • A. 1.                          B. 2.                       C. 3.                       D. 4.

Câu 14. Phụ tải điện là thiết bị sử dụng điện năng để biến đổi thành

  • A. nhiệt năng.            B. hóa năng.           C. lí năng.               D. lực năng.

Câu 15. Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là

  • A. Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ →  Nguồn điện → Phụ tải điện.
  • B. Phụ tải điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Nguồn điện.
  • C. Nguồn điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Phụ tải điện.
  • D. Nguồn điện → Phụ tải điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ.

Câu 16. Nguồn điện nào sau đây không tạo ra dòng điện một chiều?

  • A. Pin.                       B. Ắc quy.              C. Pin mặt trời.       D. Lưới điện.

Câu 17. Đâu là chức năng của mô đun cảm biến độ ẩm?

  • A. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự động.
  • B. Thiết kế mạch tưới nước tự động.
  • C. Thiết kế mạch điều khiển nhiệt độ tự động.
  • D. Thiết kế mạch báo hiệu có khí.

Câu 18. Ứng dụng của mô đun cảm biến nhiệt độ trong đời sống là

  • A. bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại.   B. đóng mở tự động rèm cửa.
  • C. sử dụng trong máy tạo ẩm.                    D. sử dụng trong máy điều hòa không khí.

Câu 19. Hình ảnh sau là phần tử nào trong mạch điện điều khiển?

 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

  • A. Rơ le điện.                                           B. Nguồn một chiều.
  • C. Công tắc hai cực.                                  D. Cảm biến.

Câu 20. Quạt tự động bật khi trời nóng và tắt khi trời mát sử dụng mô đun cảm biến nào?

  • A. Mô đun cảm biến ánh sáng.                   B. Mô đun cảm biến độ ẩm.
  • C. Mô đun cảm biến nhiệt độ.                    D. Mô đun cảm biến hồng ngoại.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Có nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện như trong hình không? Nếu cách đó là sai, hãy chỉ ra cách làm đúng.

Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề tham khảo số 1

Câu 2. (1,0 điểm) Cảm biến là gì?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,35 điểm.  

1 - C2 - C3 - B4 - A5 - A
6 - B7 - C8 - B9 - C10 - C
11 - C12 - A13 - C14 - A15 - C
16 - D17 - B18 - D19 - A20 - C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

 - Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. Trong trường hợp này, nạn nhân đã tiếp xúc trực tiếp với vỏ tủ lạnh bị rò điện.

 - Không nên làm theo hình để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì người cứu nạn đã chạm trực tiếp vào người nạn nhân và vật mang điện, điều này khiến cho người cứu nạn bị điện giật.

 - Cách làm đúng:

 + Rút phích cắm điện, ngắt cầu chì hoặc aptomat.

 + Dùng trang bị bảo hộ và các vật dụng cách điện để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Câu 2:

Cảm biến là thiết bị cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,… cần đo như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất, nồng độ chất khí,… thành tín hiệu điện.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 kết nối, đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác