Giải ngắn gọn Địa lí 11 Cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Giải siêu ngắn Bài 23: Kinh tế Nhật Bản sách lịch sử và địa lí 11 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Nhật Bản phát triển qua nhiều giai đoạn với tốc độ tăng trưởng khác nhau; là nền kinh tế có kĩ thuật, công nghệ và mức độ công nghiệp hóa cao. Vậy nguyên nhân nào đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản? Các ngành kinh tế ở Nhật Bản phát triển và phân bố như thế nào?

Trả lời:

- Nguyên nhân tác động đến nền kinh tế Nhật Bản:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.

+ Các chính sách, các chương trình cải cách lớn của nhà nước.

+ Con người và các truyền thống văn hóa của Nhật là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế Nhật Bản:

+ Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% cơ cấu GDP.

+ Các ngành kinh tế phân bố tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: Tokyo, Sapparo, ...

 

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 23.1, 23.2, hãy:

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- Giải thích tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Trả lời:

* Tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản:

- Nhật Bản hiện nay là 1 trong những quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới.

- GDP chiếm khoảng 6,0 % GDP toàn thế giới (năm 2020).

- Dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng cao nhất.

* Nguyên nhân: 

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.

+ Các chính sách, các chương trình cải cách lớn của nhà nước.

+ Con người và các truyền thống văn hóa của Nhật là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

 

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 23.1, hãy:

- Xác định sự phân bố các ngành công nghiệp trên bản đồ

- Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp Nhật Bản

Trả lời:

-  Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn và rất lớn: Tokio, Ôxaca, Cô bê,...

* Sự phát triển ngành công nghiệp Nhật Bản:

-Chiếm 29,0% GDP cả nước (2020).

- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản với giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.

2. Nông nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 23.3 và dựa vào bảng 23.4, hãy:

- Xác định sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản trên bản đồ.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của nông nghiệp Nhật Bản

Trả lời:

- Nông nghiệp Nhật Bản thu hút khoảng 3,0% lao động, chiếm 1,1% GDP, có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

- Trồng trọt: chiếm 63,0% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2020) và được hiện đại hóa, chăn nuôi khá phát triển

- Lâm nghiệp: diện tích rừng lớn, chiếm 66,0% diện tích lãnh thổ. 

 

III. CÁC VÙNG KINH TẾ

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.

Trả lời:

* Giống nhau: đều là các vùng kinh tế trọng điểm của Nhật Bản, tập trung các trung tâm công nghiệp lớn.

* Khác nhau:

- Hôn-xu: kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo

- Kiu-xiu: phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

- Xi-cô-cư: khai thác quặng đồng, nông nghiệp đóng vai trò chính.

- Hô-cai-đô: Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, ... rừng chiếm phần lớn.

 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

1. Luyện tập

Bài tập 1: Hoàn thành bảng nội dung về một số ngành công nghiệp của Nhật Bản vào vở ghi theo mẫu.

Trả lời:

Ngành

Tình hình phát triển

Trung tâm

Công nghiệp chế tạo

Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020)

Tô-ky-ô, na-gôi-a, Ô-xa-ca

Công nghiệp luyện kim

Tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng công nghệ hiện đại.

Tô-ky-ô, I-cô-ha-ma, Na-gôi-a

Công nghiệp điện tử - tin học

Phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới.

Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, phu-cu-ô-ca

Công nghiệp hóa chất

Là một trong những ngành công nghệ cao của Nhật Bản. 

Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi

Công nghiệp thực phẩm

Đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn

I-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran

 

 

Bài tập 2: Dựa vào bảng 23.1, vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020. Rút ra nhận xét

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ:

- Nhận xét:  quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020 có nhiều biến động. 

- Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.

- Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.

 

2. Vận dụng

Bài tập 3: Tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam

Trả lời:

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. 

Về lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư và đối tác lớn thứ 3 về du lịch của Việt Nam. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Địa lí 11 Cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản, Giải ngắn Địa lí 11 CD Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Bình luận

Giải bài tập những môn khác