Tắt QC

Trắc nghiệm công dân 8 cánh diều bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 cánh diều bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo - Cánh Diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

  • A. Hữu chí cánh thành
  • B. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.​
  • C. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.​
  • D. Dù ai nói ngã nói nghiên, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Câu 2: Sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện ở:

  • A.  Luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới, chế tạo máy bay, vũ khí quân giới
  • B. Chỉ cải tiến khi thực sự cần thiết
  • C. Học hỏi kinh nghiệm từ mọi người nhưng không cần áp dụng
  • D. Không cần cải tiến vì đó không phải nhiệm vụ của mình

Câu 3: Những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong lao động: 

  • A. Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;
  • B. Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;
  • C. Tiết kiệm (thời gian, vật liệu...) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động? 

  • A. Làm đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy.
  • B. Vẽ tự do trên tường đường phố.
  • C. Lập bảng kế hoạch thực hiện việc nhà nhưng không cần thực hiện
  • D. Cả A,B

Câu 5: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?    

  • A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn
  • B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh
  • C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của
  • D. Để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 6: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 7: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Tích cực học tập không kể ngày đêm
  • B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập
  • D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài

Câu 8:  Biểu hiện nào sau đây chỉ sự sáng tạo và cần cù trong học tập?

  • A. Chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi lên lớp
  • B. Luôn tìm cách để giải quyết công việc một cách nhanh nhất
  • C. Có kế hoạch hợp lí cho từng môn học
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 9: Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

  • A. Giúp chúng ta tạo ra được nhiều giá trị cho cuộc sống
  • B. Giúp chúng ta được mọi người yêu quý và trân trọng hơn
  • C. Là những phẩm chất cần thiết giúp chúng ta nâng cao được vốn hiểu biết, tiết kiệm thời gian lao động, tạo ra được các giá trị cho bản thân và xã hội
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10:  Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn

Câu 11: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu qu
    ả có thể xảy ra
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 12: Theo em, sự cần cù, sáng tạo có phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được không?

  • A. Cần cù và sáng tạo là phẩm chất gắn với chúng ta từ khi mới sinh ra
  • B. Ai cũng có thể được công nhận là người cần cù và sáng tạo trong lao động
  • C. Mỗi chúng ta đều có thể được công nhận là người cần cù sáng tạo trong lao động nếu chúng ta luôn không ngừng học tập, rèn luyện, tìm tòi ra các sáng kiến hay, ý tưởng hữu dụng
  • D. Sự cần cù và sáng tạo chỉ đến với những người thật sự có tiềm năng không phải ai cũng có tố chất để sáng tạo

Câu 13: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  • A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển
  • B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào
  • C. Không có ứng dụng nào ra đời
  • D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 14: Em cần làm như thế nào để cải thiện điểm số của mình trong học kì tới?

  • A. Chăm chỉ học hành, làm thêm các dạng bài tập
  • B. Tìm ra các cách làm ôn tập hiệu quả cho các môn lí thuyết
  • C. Tìm cách giải tỏa áp lực để có thể tập trung được vào việc học
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15:  M là một học sinh chăm ngoan của lớp, ngoài việc rất chăm học tập, M còn được các bạn biết đến là một người rất năng động trong các cuộc thi sáng tạo “xanh” của nhà trường. Các ý tưởng của M tuy nhỏ nhưng đóng góp được một phần công sức giúp cho không gian trường học thêm xanh tươi, thân thiện với môi trường hơn. Em có thể học tập được gì từ việc làm của bạn M?

  • A. Dành thật nhiều thời gian vào việc nghĩ ra các sáng kiến để tham gia các cuộc thi ở trường
  • B. Không chỉ chăm chỉ học tập, để có kết quả học tập tốt mà chúng ta còn nên tìm tòi sáng kiến, nghĩ thêm những sáng kiến có ích cho xã hội
  • C. Chúng ta chỉ nên dành thời gian để học tập, không nên lãng phí thời gian dành cho các việc khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

  • A. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
  • B. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
  • C. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
  • D. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

Câu 17: Trong đợt dịch bệnh bùng phát, nhà trường có kế hoạch cho các bạn học sinh học trực tuyến tại nhà. Ngoài giờ học M còn cố gắng tìm tòi thêm các phần mềm giúp ôn luyện thêm kiến thức đã được học. K là bạn cùng lớp với M lại có suy trái ngược, K cho rằng việc M đang làm rất vô bổ vì học online không ai có thể kiểm soát được cụ thể tình hình học tập của từng học sinh. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của bạn K?

  • A. Suy nghĩ của bạn K không sai, việc học online không có ai có thể kiếm soát được nên không cần phải chú tâm học tập như ở trên lớp
  • B. Suy nghĩ của bạn K hoàn toàn đúng, vì đã có thầy cô giảng các giờ học trực tuyến rồi thì không cần thiết phải tìm tòi thêm để học, làm như vậy có thể bị quá tải và loạn kiến thức
  • C. Suy nghĩ của bạn K là sai, tuy không có ai theo dõi nhưng em phải luôn chăm chỉ học tập và tìm tòi thêm các nguồn tài liệu để bổ sung tri thức cho chính bản thân mình
  • D. Suy nghĩ của bạn K là sai tuy nhiên vì là học ở nhà nên có thể không cần chăm chỉ như học ở trên lớp

Câu 18: Em hãy nêu một vài cách rèn luyện sự cần cù và sáng tạo trong học tập?

  • A. Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, học tập
  • B. Tham gia học nhóm, cùng chia sẻ các ý tưởng
  • C. Tổ chức các buổi học ngoại khóa, khám phá ngoài trời
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 19: Hợp tác xã H, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng từ cây chuối sang trồng giống ổi không hạt, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nông dân, gia đình bà M nhiệt tình hưởng ứng nhưng những hộ khác trong xã thì lại cho rằng chuyển đổi một giống cây trồng lâu năm để trồng một giống cây lạ chưa chắc đã đem lại được thu nhập cho bà con. Trong khi đó gia đình bà M, tiếp nhận giống cây ổi từ hợp tác xã, làm theo các chỉ dẫn ngoài ra bà còn sáng tạo thêm được chiếc bẫy côn trùng treo tại mỗi cây ổi để giảm thiểu được tình trạng côn trùng tàn phá hại cây, quả. Sau 3 năm áp dụng chuyển đổi sang trồng cây ổi, hộ nhà bà M vươn lên là hộ có thu nhập khá giả trong xã. Theo em, vì sao bà M lại quyết định chuyển đổi từ vườn chuối đang trồng lâu năm sang trồng một giống cây chưa có ai thử trồng trong xã?

  • A. Vì bà M không thích trồng cây chuối thêm nữa
  • B. Vì mọi người trong xã không ai muốn trồng giống cây mới nên bà M đành phải nhận giống và đem về trồng
  • C. Bà M tin tưởng vào các tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên khi được cán bộ của hợp tác xã định hướng, bà đã vui vẻ hưởng ứng và từ các kĩ năng được chỉ dạy còn sáng tạo thêm các mẹo vặt để giúp cây trồng đạt năng suất hơn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Trong giờ Toán của lớp 8A2, cô giáo có ra một đề toán khó, các bạn trong lớp rất chăm chú để tìm ra được lời giải đúng cho bài toán. Trong khi đó Y, còn cố gắng tìm ra thêm được cách giải ngắn gọn, dễ hiểu cho bài toán đó, khi cô giáo xem bài của Y thì đã rất ngạc nhiên, vì cách giải của em ngắn gọn và vô cùng logic. Cô khen Y trước cả lớp, tuy nhiên các bạn lại cho rằng vì Y muốn được khen nên mới cố gắng tìm ra thêm lời giải khác. Theo em, suy nghĩ của các bạn như vậy đã đúng đắn chưa?

  • A. Suy nghĩ của các bạn hoàn toàn đúng
  • B. Suy nghĩ của các bạn cùng lớp Y đúng, vì một bài toán chỉ cần có một cách giải thôi là đã tìm ra lời giải rồi không cần thiết phải cố gắng tìm ra thêm các cách giải khác
  • C. Suy nghĩ của các bạn trong lớp Y chưa phù hợp, vì không chỉ cần chăm chỉ học hành mà còn phải không ngừng sáng tạo tìm tòi ra các cách học mới giúp đạt hiệu quả học tập hiệu quả hơn
  • D. Suy nghĩ của các bạn Y là chưa đúng nhưng Y cũng không cần thiết phải cố gắng tìm ra cách giải khác trong khi bài đã tìm ra được đáp án

Câu 21: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Lao động.
  • B. Lao động tự giác.
  • C. Tự lập.
  • D. Lao động sáng tạo.

Câu 22: Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để …  cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhắm không ngừng … chất lượng, hiệu quả lao động”

  • A. Phát hiện, giảm thiểu.
  • B. Tìm tòi, nâng cao.
  • C. Học hỏi, cải thiện.
  • D. Tìm tòi, phát triển.

Câu 23: Lao động tự giác và sáng tạo sẽ mang lại ý nghĩa gì đến cuộc sống?

  • A. Tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần phục.
  • B. Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng.
  • C. Chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
  • D. Tất cả các điều trên.

Câu 24: Tại sao chúng ta cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong lao động?

  • A. Để phù hợp với sự phát triển của thời đại.
  • B. Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • C. Phù hợp với sự phát triển của công nghệ khoa học.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 25: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền

  • A. học tập.
  • B. dân chủ.
  • C. sáng tạo.
  • D. phát triển.

Câu 26: Để có tính tự giác và sáng tạo học sinh cần rèn luyện điều gì?

  • A. Không cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo.
  • B. Cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập.
  • C. Chỉ cần rèn luyện tính tự giác.
  • D. Chỉ cần rèn luyện tính sáng tạo.

Câu 27: Biểu hiện của lao động sáng tạo là

  • A. tự giác học bài và làm bài.
  • B. cải tiến phương pháp học tập.
  • C. thực hiện đúng nội quy của trường lớp.
  • D. đi học và về đúng giờ quy định.

Câu 28: Biểu hiện của lao động sáng tạo là

  • A. tự giác học bài và làm bài.
  • B. cải tiến phương pháp học tập.
  • C. thực hiện đúng nội quy của trường lớp.
  • D. đi học và về đúng giờ quy định.

Câu 29: Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần tránh biểu hiện nào sau đây?

  • A. Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc, máy móc.
  • B. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
  • C. Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.
  • D. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 30: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự giác trong lao động, học tập?

  • A. Chơi game trong giờ làm việc.
  • B. Không làm bài tập về nhà.
  • C. Chủ động thực hiện nhiệm vụ khi đến phiên mình trực nhật.
  • D. Làm qua quýt cho xong để không bị phê bình, khiển trách.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác