Đề kiểm tra công dân 8 Cánh diều bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Đề thi, đề kiểm tra công dân 8 Cánh diều bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Dẫu rằng chí thiển tài hèn. Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ” câu ca dao hàm ý điều gì?

  • A. Chỉ có những người tài giỏi và nhẫn lại mới có thể làm nên những điều phi thường 
  • B. Dù chúng ta không thông minh, trải qua khó khăn gian khổ nhưng nếu kiên trì, chịu khó quyết tâm thực hiện đến cùng thì chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống và công việc
  • C. Dù chúng ta có thông minh mà không kiên trì thì cũng không thành công 
  • D. Công việc dù khó đến đâu nhưng chỉ cần chúng ta có sự thông minh thì đều có thể vượt qua tất cả

Câu 2: Em tán thành với ý nào dưới đây?

  • A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
  • B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
  • C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
  • D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  • A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  • B. Sáng tạo ra máy phay ruộng 
  • C. Vung gieo hạt bằng tay
  • D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 4: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

  • A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người
  • B. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh
  • C. Nguồn việc làm dồi dào
  • D. Đất canh tác được cải thiện

Câu 5: Những biểu hiện năng động sáng tạo của học sinh trong học tập là?

  • A. Thực hiện tốt nội quy, các nhiệm vụ
  • B. Tự giác học bài 
  • C. Có những suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động  
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 6: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn

Câu 7: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới 
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 8: Theo em, cần cù, sáng tạo trong học tập được thể hiện qua các biểu hiện nào sau đây?  

  • A. Chăm chỉ học hành, làm thêm các dạng bài tập  
  • B. Tìm ra các cách làm ôn tập hiệu quả cho các môn lí thuyết
  • C. Tìm cách giải tỏa áp lực để có thể tập trung được vào việc học 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: M là một học sinh chăm ngoan của lớp, ngoài việc rất chăm học tập, M còn được các bạn biết đến là một người rất năng động trong các cuộc thi sáng tạo “xanh” của nhà trường. Các ý tưởng của M tuy nhỏ nhưng đóng góp được một phần công sức giúp cho không gian trường học thêm xanh tươi, thân thiện với môi trường hơn. Em có thể học tập được gì từ việc làm của bạn M?

  • A. Dành thật nhiều thời gian vào việc nghĩ ra các sáng kiến để tham gia các cuộc thi ở trường 
  • B. Không chỉ chăm chỉ học tập, để có kết quả học tập tốt mà chúng ta còn nên tìm tòi sáng kiến, nghĩ thêm những sáng kiến có ích cho xã hội
  • C. Chúng ta chỉ nên dành thời gian để học tập, không nên lãng phí thời gian dành cho các việc khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: “Cô Nguyễn Thị N người đã đưa ra rất nhiều giải pháp để cải tiến giáo dục tại địa phương, theo cô N, giáo dục không chỉ là dạy học đơn thuần mà còn phải mà còn phải phát triển thêm các phương pháp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh với mục tiêu kiến tạo nên ngôi trường hạnh phúc”, “anh Lê Văn M là một kĩ sư tại nhà máy đường Lam Sơn đã vận dụng sáng tao các kiến thức chuyên môn để thành công điều khiển máy ép và khuếch tán, mang lại hiệu quả cao cho nhà máy, giúp tiết kiệm chi phí…”. Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo trong các mẩu chuyện trên?

  • A. Chỉ có các nghề có đóng góp nhiều cho xã hội mới cần đến sự sáng tạo 
  • B. Dù chúng ta làm nghề gì thì cũng cần phải cần mẫn làm việc và có tư duy sáng tạo, để tạo ra những thành quả lao động có giá trị cho chúng ta và xã hội 
  • C. Chỉ có các nghành nghề liên quan đến khoa học kĩ thuật chúng ta mới cần sáng tạo, để giúp tiết kiệm các chi phí trong việc vận hành máy móc 
  • D. Sự sáng tạo trong lao động chỉ đến với chúng ta khi tất công việc chúng ta làm có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì? 

  • A. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình
  • B. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
  • C. Đáp án A và B đều đúng
  • D. Đáp án A và B đều sai

Câu 2: Thế nào là lao động sáng tạo?

  • A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc 
  • B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn
  • C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động
  • D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động 

Câu 3: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?    

  • A. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn 
  • B. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được 
  • C. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được
  • D. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được

Câu 4: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  • A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  • B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  • C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  • D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 5: Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

  • A. Giúp chúng ta tạo ra được nhiều giá trị cho cuộc sống 
  • B. Giúp chúng ta được mọi người yêu quý và trân trọng hơn 
  • C. Là những phẩm chất cần thiết giúp chúng ta nâng cao được vốn hiểu biết, tiết kiệm thời gian lao động, tạo ra được các giá trị cho bản thân và xã hội  
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Theo em, sự cần cù, sáng tạo có phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được không? 

  • A. Cần cù và sáng tạo là phẩm chất gắn với chúng ta từ khi mới sinh ra
  • B. Ai cũng có thể được công nhận là người cần cù và sáng tạo trong lao động 
  • C. Mỗi chúng ta đều có thể được công nhận là người cần cù sáng tạo trong lao động nếu chúng ta luôn không ngừng học tập, rèn luyện, tìm tòi ra các sáng kiến hay, ý tưởng hữu dụng 
  • D. Sự cần cù và sáng tạo chỉ đến với những người thật sự có tiềm năng không phải ai cũng có tố chất để sáng tạo

Câu 7: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  • A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển 
  • B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào 
  • C. Không có ứng dụng nào ra đời
  • D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 8: Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

  • A. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
  • B. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
  • C. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
  • D. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

Câu 9: Em hãy nêu một vài cách rèn luyện sự cần cù và sáng tạo trong học tập?

  • A. Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, học tập
  • B. Tham gia học nhóm, cùng chia sẻ các ý tưởng 
  • C. Tổ chức các buổi học ngoại khóa, khám phá ngoài trời
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 10: N đam mê ngành công nghệ thông tin từ khi còn nhỏ, tài liệu về nghành này chủ yếu được trình bày bằng ngoại ngữ, nhận thấy bản thân còn hơi đuối về mảng ngoại ngữ, ngoài giờ học ở trường, N dựa vào phương pháp nghe mà cô giáo chỉ dạy tại lớp, N cố nghe và chép lại các từ mà mình nghe được. Chỉ sau gần 3 tháng vốn từ vựng của N được bổ sung đáng kể, hiện tại N đã có thể đọc được các cuốn sách về công nghệ thông tin một cách dễ dàng hơn. Theo em, nguyên nhân nào đã khiến N có động lực tìm tòi ra cách học ngoại ngữ hiệu quả. 

  • A. Vì bạn N có khả năng học rất tốt ngoại ngữ ngay từ đầu nên khi chú tâm học một cách bài bản, bạn đã dễ dàng nắm được các kiến thức cần thiết
  • B. Vì N đam mê với ngành công nghệ thông tin nên việc học ngoại ngữ là cần thiết để N có thể theo đuổi đam mê của mình 
  • C. Vì N có được phương pháp nghe hiệu quả được cô giáo truyền dạy cho nên N đã cố gắng nghe thật tốt 
  • D. Vì N nhận thấy được các cơ hội tốt khi mà học tốt ngoại ngữ, công việc làm của N sau này sẽ ổn định hơn nếu có ngoại ngữ tốt

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: (6 điểm) Như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo?

Câu 2: (4 điểm) Em hãy nêu hậu quả của việc học tập thiếu tính sáng tạo.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.) 

Câu 1: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

  • A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người
  • B. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh
  • C. Nguồn việc làm dồi dào
  • D. Đất canh tác được cải thiện

Câu 2: Lương Định Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nào?

  • A. Vật lí học
  • B. Hóa học
  • C. Thiên văn học
  • D. Nông học 

Câu 3: Những biểu hiện năng động sáng tạo của học sinh trong học tập là?

  • A. Thực hiện tốt nội quy, các nhiệm vụ
  • B. Tự giác học bài 
  • C. Có những suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động  
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 4: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới 
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

II. Phần tự luận (6 điểm) 

Câu 1: (3 điểm) Người lao động sáng tạo là người như thế nào?

Câu 2: (3 điểm) Tại sao cần phải lao động cần cù và sáng tạo? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.) 

Câu 1: Thế nào là lao động sáng tạo?

  • A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc 
  • B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn
  • C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động
  • D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động 

Câu 2: Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

  • A. Giúp chúng ta tạo ra được nhiều giá trị cho cuộc sống 
  • B. Giúp chúng ta được mọi người yêu quý và trân trọng hơn 
  • C. Là những phẩm chất cần thiết giúp chúng ta nâng cao được vốn hiểu biết, tiết kiệm thời gian lao động, tạo ra được các giá trị cho bản thân và xã hội  
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Tích cực học tập không kể ngày đêm 
  • B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó 
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập 
  • D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài 

Câu 4: Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

  • A. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
  • B. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
  • C. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
  • D. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

II. Phần tự luận (6 điểm) 

Câu 1: (3 điểm) Em hãy cho biết người lao động cần cù, sáng tạo là như thế nào?

Câu 2: (3 điểm) Em hãy suy nghĩ và nêu ý kiến về câu nói “Lao động là vinh quang”

ĐỀ 2

Câu 1: (6 điểm) Vì sao phải lao động cần cù và sáng tạo? Để rèn luyện lao động cần cù và sáng tạo, học sinh cần phải làm gì?

Câu 2: (4 điểm) Tại sao nói lao động là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra công dân 8 Cánh diều bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo, đề kiểm tra 15 phút công dân 8 cánh diều, đề thi giáo dục công dân 8 cánh diều bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác