Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm công dân 8 Cánh diều bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo (đề trắc nghiệm)

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Dẫu rằng chí thiển tài hèn. Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ” câu ca dao hàm ý điều gì?

  • A. Chỉ có những người tài giỏi và nhẫn lại mới có thể làm nên những điều phi thường 
  • B. Dù chúng ta không thông minh, trải qua khó khăn gian khổ nhưng nếu kiên trì, chịu khó quyết tâm thực hiện đến cùng thì chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống và công việc
  • C. Dù chúng ta có thông minh mà không kiên trì thì cũng không thành công 
  • D. Công việc dù khó đến đâu nhưng chỉ cần chúng ta có sự thông minh thì đều có thể vượt qua tất cả

Câu 2: Em tán thành với ý nào dưới đây?

  • A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
  • B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
  • C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
  • D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  • A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  • B. Sáng tạo ra máy phay ruộng 
  • C. Vung gieo hạt bằng tay
  • D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 4: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

  • A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người
  • B. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh
  • C. Nguồn việc làm dồi dào
  • D. Đất canh tác được cải thiện

Câu 5: Những biểu hiện năng động sáng tạo của học sinh trong học tập là?

  • A. Thực hiện tốt nội quy, các nhiệm vụ
  • B. Tự giác học bài 
  • C. Có những suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động  
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 6: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Giá cả tăng
  • B. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng
  • C. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng
  • D. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn

Câu 7: Lao động sáng tạo và hành động làm liều khác nhau như thế nào?

  • A. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  • B. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới 
  • C. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  • D. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 8: Theo em, cần cù, sáng tạo trong học tập được thể hiện qua các biểu hiện nào sau đây?  

  • A. Chăm chỉ học hành, làm thêm các dạng bài tập  
  • B. Tìm ra các cách làm ôn tập hiệu quả cho các môn lí thuyết
  • C. Tìm cách giải tỏa áp lực để có thể tập trung được vào việc học 
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: M là một học sinh chăm ngoan của lớp, ngoài việc rất chăm học tập, M còn được các bạn biết đến là một người rất năng động trong các cuộc thi sáng tạo “xanh” của nhà trường. Các ý tưởng của M tuy nhỏ nhưng đóng góp được một phần công sức giúp cho không gian trường học thêm xanh tươi, thân thiện với môi trường hơn. Em có thể học tập được gì từ việc làm của bạn M?

  • A. Dành thật nhiều thời gian vào việc nghĩ ra các sáng kiến để tham gia các cuộc thi ở trường 
  • B. Không chỉ chăm chỉ học tập, để có kết quả học tập tốt mà chúng ta còn nên tìm tòi sáng kiến, nghĩ thêm những sáng kiến có ích cho xã hội
  • C. Chúng ta chỉ nên dành thời gian để học tập, không nên lãng phí thời gian dành cho các việc khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: “Cô Nguyễn Thị N người đã đưa ra rất nhiều giải pháp để cải tiến giáo dục tại địa phương, theo cô N, giáo dục không chỉ là dạy học đơn thuần mà còn phải mà còn phải phát triển thêm các phương pháp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh với mục tiêu kiến tạo nên ngôi trường hạnh phúc”, “anh Lê Văn M là một kĩ sư tại nhà máy đường Lam Sơn đã vận dụng sáng tao các kiến thức chuyên môn để thành công điều khiển máy ép và khuếch tán, mang lại hiệu quả cao cho nhà máy, giúp tiết kiệm chi phí…”. Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo trong các mẩu chuyện trên?

  • A. Chỉ có các nghề có đóng góp nhiều cho xã hội mới cần đến sự sáng tạo 
  • B. Dù chúng ta làm nghề gì thì cũng cần phải cần mẫn làm việc và có tư duy sáng tạo, để tạo ra những thành quả lao động có giá trị cho chúng ta và xã hội 
  • C. Chỉ có các nghành nghề liên quan đến khoa học kĩ thuật chúng ta mới cần sáng tạo, để giúp tiết kiệm các chi phí trong việc vận hành máy móc 
  • D. Sự sáng tạo trong lao động chỉ đến với chúng ta khi tất công việc chúng ta làm có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2 

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

D

B

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác