Đề thi giữa kì 1 Công dân 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công dân 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Hiếu học.

C. Dũng cảm.

D. Ích kỉ.

Câu 2. Bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao điện ảnh ảnh trên truyền hình là thể hiện trái với:

A. Biết cách sống theo thời đại.

B. Sống sành điệu.

C. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

D. Trung thực.

Câu 3. Sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện ở:

A.  Luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới, chế tạo máy bay, vũ khí quân giới

B. Chỉ cải tiến khi thực sự cần thiết

C. Học hỏi kinh nghiệm từ mọi người nhưng không cần áp dụng

D. Không cần cải tiến vì đó không phải nhiệm vụ của mình

Câu 4. Học sinh tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương khi

A. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

B. tích cực học tập, rèn luyện

C. tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.

D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 5. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác là biểu hiện của

A. sính ngoại.

B. học hỏi lẫn nhau.

C. ham học hỏi.

D. học hỏi các dân tộc khác.

Câu 6. Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống

A. yêu nước, chống ngoại xâm.

B. lao động cần cù.

C. kiên cường, bất khuất.

D. tương thân tương ái.

Câu 7. Đâu không phải ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

A. Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác

B. Làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình

C. Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

D. Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, là một văn kiện cam kết các quốc gia thành viên loại bỏ phân biệt chủng tộc và thúc đẩy sự hiểu biết giữa tất cả các chủng tộc.

Câu 8. Em có đồng tình với hành động sau đây: “Với niềm đam mê du lịch, chụp ảnh và tìm hiểu về văn hóa các dân tộc, chị N (người Pháp) đã cùng một bạn dành gần 3 năm đi xuyên Việt, xây dựng bộ ảnh đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam”.

A. Không đồng tình, chị N chỉ nên tìm hiểu về văn hóa của nước Pháp

B. Không đồng tình, vì văn hóa của nước nào chỉ người dân nước đó tìm hiểu là đủ

C. Đồng tình, hành động của chị N thể hiện sự tôn trọng văn hóa của các quốc gia trên thế giới

D. Đồng tình, vì chị đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật

Câu 9. Việc làm thể hiện tình cảm lộ liễu nơi công cộng của một số bạn trẻ hiện nay là biểu hiện của:

A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc trên thế giới.

B. Tôn trọng truyền thống dân tộc.

C. Tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp văn hóa, truyền thống dân tộc.

D. Yêu mến dân tộc.

Câu 10. Một trong những lễ hội truyền thống của người dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là

A. Lễ hội Chùa Hương.

B. Lễ cày tịch điền Đọi Sơn.

C. Lễ hội Lồng Tồng.

D. Lễ hội cồng chiêng.

Câu 11. Những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ thích dùng hàng ngoại, chê bai hàng của Việt Nam.

B. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.

C. Sử dụng tiếng Việt cách tân theo tiếng nước ngoài.

D. Bắt chước cách ăn mặc hở hang của một số số nước ở nơi công cộng

Câu 12. Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

A. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển

B. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào

C. Không có ứng dụng nào ra đời

D. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 13. Thấy khách đến cửa hàng bánh của mình ngày càng giảm, anh T đã nghĩ ra nhiều cách để thu hút khách như: bổ sung thêm nhiều vị mới, thiết kế lại nhãn dán, giảm giá, tích điểm đổi quà,...Em nhận xét thế nào về việc làm của anh T?

A. Việc làm của anh T cực kì sáng tạo và thông minh

B. Việc làm của anh T là vô ích

C. Việc làm của anh T là nông nổi, bồng bột

D. Việc làm của anh T sẽ gây thiệt hại cho cửa hàng

Câu 14. Đâu không phải là biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Phương thức sinh hoạt

B. Ngôn ngữ

C. Thể chế chính trị

D. Phong tục tập quán

Câu 15. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thanh thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Thanh rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Thanh, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.

B. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

C. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

D. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

Câu 16. Đâu không phải là biểu hiện của cần cù trong học tập?

A. Chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi lên lớp

B. Luôn tìm cách để giải quyết công việc một cách nhanh nhất

C. Có kế hoạch hợp lí cho từng môn học

D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài

Câu 17. Anh S mang trong mình dòng máu Việt Nam và Mỹ gốc Phi nên bị một số bạn trong lớp trêu chọc về màu da. Em sẽ xử lí như thế nào nếu là anh S?

A. Báo cáo sự việc với thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.

B. Yêu cầu các bạn trong lớp chấm dứt hành vi trêu chọc. Nếu các bạn trong lớp không chấm dứt hành vi và thái độ kì thị nên báo cáo sự việc với thầy, cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.

C. Chống lại sự kì thị, phân biệt chủng tộc

D. Giải thích cho các bạn hiểu rằng mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, truyền thống văn hóa,... ;Yêu cầu các bạn trong lớp chấm dứt hành vi trêu chọc. Nếu các bạn trong lớp không chấm dứt hành vi và thái độ kì thị nên báo cáo sự việc với thầy, cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.

 Câu 18. Để có tính tự giác và sáng tạo học sinh cần rèn luyện điều gì?

A. Không cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo.

B. Cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập.

C. Chỉ cần rèn luyện tính tự giác.

D. Chỉ cần rèn luyện tính sáng tạo.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.

C. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.

D. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

Câu 20. Điều cần tránh khi tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Học hỏi một cách tập khuôn máy móc.

B. Tự hào dân tộc chính đáng.

C. Tiếp thu có chọn lọc.

D. Tìm hiểu khả năng phù hợp truyền thống dân tộc.

Câu 21. Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lao động.

B. Lao động tự giác.

C. Tự lập.

D. Lao động sáng tạo.

Câu 22. Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh

C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 23. Bà H là chủ một cơ sở kinh doanh hải sản ở Nha Trang. Khi bán hải sản cho khách hàng, bà H luôn cân đúng trọng lượng, niêm yết giá cả rõ ràng. Thấy vậy, bà P (chị gái của bà H) không đồng tình, bà P cho rằng: kinh doanh mà thật thà như thế thì không thu được nhiều lợi nhuận.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có suy nghĩ/ hành động gây tổn hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương?

A. Bà H.

B. Bà P.

C. Bà H và bà P.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 24. Những biểu hiện không phải của người có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động?

A. Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;

B. Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;

C. Tiết kiệm (thời gian, vật liệu...) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.

D. Không cần cải tiến vì đó không phải nhiệm vụ của mình

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước? Kể tên 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

b. Em hãy nêu một số biểu hiện của lòng tự hào về các truyền thống dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Theo bạn B, cần tiếp thu có chọn lọc những sản phẩm nào phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc, văn hóa của đất nước mình. Bạn C lại cho rằng chúng ta nên học hỏi nguyên bản tất cả những nền văn hóa tiến bộ, như vậy mới có thể phát triển nhanh hơn. Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn B và bạn C? Vì sao?  

b.  Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi". Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao? Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

C

A

B

D

D

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

C

A

B

A

A

C

C

D

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

B

B

A

B

A

B

D

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a.

- Truyền thống của dân tộc Việt Nam đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước có những giá trị sau:

+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc.

+ Là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.

- Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù, hiếu học,…

b. Biểu hiện:

- Chính trị: sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,…

- Kinh tế: tích cực, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất,…

- Văn hoá: yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, các giá trị văn hoá của dân tộc,…

- Xã hội: chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng,…

Câu 2:

a.

- Ý kiến của bạn B đúng, của bạn C chưa đúng.

- Vì: mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt. Những nét văn hóa này được hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của dân tộc/ quốc gia đó. Vì vậy, trong quá trình giao lưu, học hỏi, chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc và văn hóa của đất nước mình; không nên tiếp thu toàn bộ một cách máy móc, sao chép nguyên bản,

b.

- Nhận xét: Lời của bạn A như vậy là không đúng. Bởi vì lời nói ấy thể hiện sự thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm trong công việc chung của nhóm, ỉ lại vào bạn H quá nhiều, thiếu đi sự cần cù, sáng tạo trong học tập.

-  Nếu là bạn B, em sẽ giải thích cho A hiểu về vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong công việc chung. Nếu A vẫn không nghe, em sẽ nêu ý kiến với trưởng nhóm đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên và cho điểm.

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công dân 8 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Công dân 8 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác