Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối bài Ôn tập chương 1 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài Ôn tập chương 1- sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học có cùng

  • A. số neutron.                     
  • B. Số proton.              
  • C. số khối.               
  • D. số hạt mang điện.

Câu 2: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (kí hiệu là Z) của một nguyên tố gọi là

  • A. số khối.                        
  • B. nguyên tử khối.            
  • C. số hiệu nguyên tử.       
  • D. số neutron.

Câu 3: Số N trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối A, số thứ tự của nguyên tố (Z) theo công thức:

  • A. A = Z – N.                   
  • B. N = A – Z.                   
  • C. A = N – Z.                   
  • D. Z = N +A.

Câu 4: Điện tích hạt nhân của nguyên tử Sulfur có 16 electron là

  • A. 15+.                             
  • B. 16+.                              
  • C. 17+.                             
  • D. 18+,

Câu 5: Nguyên tử Phosphorus có Z=15, A=31 nên nguyên tử Phosphorus có

  • A. 15 hạt proton, 16 hạt electron, 31 hạt neutron.
  • B. 15 hạt electron, 31 hạt neutron, 15 hạt proton.
  • C. 15 hạt proton, 15 hạt electron, 16 hạt neutron.
  • D. Khối lượng nguyên tử là 46 amu.

Câu 6: Cho các nguyên tử X, Y, Z, T có các đặc điểm như sau:

(1) nguyên tử X có 17 proton và số khối bằng 35

(2) nguyên tử Y có 17 neutron và số khối 33

(3) nguyên tử Z có 17 neutron và 15 proton

(4) nguyên tử T có 20 neutron và số khối bằng 37

Những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là

  • A. X và Y.     
  • B. Y và T.      
  • C. Z và Y.      
  • D. X và T.

Câu 7: Nguyên tố boron (B) có nguyên tử khối trung bình là 10,81. Trong tự nhiên, boron có hai đồng vị là  $_{5}^{10}\textrm{B}$ và  $_{5}^{11}\textrm{B}$. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị $_{5}^{10}\textrm{B}$ là

  • A. 81 %.
  • B. 19 %.
  • C. 0,19 %.
  • D. 0,81 %.

Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

  • A. 1s22s22p53s2.                                                          
  • B. 1s22s22p63s1.               
  • C. 1s22s22p63s2.                     
  • D. 1s22s22p43s1

Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là

  • A. 15.                                
  • B. 13.                                
  • C. 27.                                 
  • D. 14.

Câu 10: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là

  • A. Si (Z=14).                    
  • B. O (Z=8).                       
  • C. Al (Z=13).                   
  • D. Cl (Z=17).

Câu 11: Trong trường hợp nào dưới đây, X là khí hiếm:

  • A. ZX = 18.                       
  • B. ZX = 19.                       
  • C. ZX = 20.                       
  • D. ZX = 16.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp.
  • B. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng khác nhau.
  • C. Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái viết thường s, p, d, f, …
  • D. Lớp n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất. 

Câu 13: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:

  • A. X, Y, E.
  • B. X, Y, E, T.
  • C. E, T.
  • D. Y, T.

Câu 14: Các ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6?

  • A. Mg2+, Na+, F-.                                                         
  • B. Ca2+, K+, Cl-.               
  • C. Mg2+, Li+, F-.                                                          
  • D. Mg2+, K+, Cl-.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3s và có năm electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tố X, Y lần lượt là

  • A. kim loại và phi kim.
  • B. phi kim và kim loại. 
  • C. kim loại và khí hiếm.
  • D. khí hiếm và kim loại.

Câu 16: Trong tự nhiên Magnesium có 3 đồng vị bền 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg. Nguyên tử khối trung bình của Magnesium là

  • A. 24,00.                        
  • B. 24,11.                                 
  • C. 24,32.                   
  • D. 24,89.

Câu 17: Trong tự nhiên, nguyên tố Bromine có 2 đồng vị bền là 79Br và 81Br. Nếu nguyên tử khối trung bình là Bromine là 79,91 thì phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị này lần lượt là

  • A. 35% và 65%.                       
  • B. 45,5% và 54,5%.   
  • C. 54,5% và 45,5%.           
  • D. 61,8% và 38,2%.

Câu 18: Bảng sau chứa thông tin về ba nguyên tử (A), (B) và (C) thuộc về hai nguyên tố hóa học X và Y. Trong thực tế, nguyên tố X có hai đồng vị mX, nX (m > n), nguyên tử khối trung bình là 63,6.

Nguyên tử

(A)

(B)

(C)

Số khối

63

64

65

Số neutron

a

a

b

Cho các phát biểu sau:

 (1) Nguyên tử A là đồng vị nX.

 (2) Nguyên tử (B) và (C) có cùng số electron.

 (3) Trong tự nhiên, đồng vị mX chiếm 30% số lượng nguyên tử.

 (4) Trong 2,544 gam đơn chất của X, đồng vị nX chiếm 65,33 % khối lượng.

Số phát biểu đúng là?

  • A. 1.        
  • B. 2.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 19: Chọn phát biểu đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?

  • A. Có cùng sự định hướng không gian.
  • B. Có cùng mức năng lượng.
  • C. Khác nhau về mức năng lượng.
  • D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố Aluminium có 13 electron. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Lớp electron ngoài cùng của Aluminium có 3e.
  • B. Lớp electron ngoài cùng của Aluminium có 1e.
  • C. Lớp L (lớp thứ 2) của Aluminium có 6e.
  • D. Lớp L (lớp thứ 2) của Aluminium có 3e hay nói cách khác là lớp electron ngoài cùng của Aluminium có 3e.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

     (1) Các electron ở lớp L có mức năng lượng gần bằng nhau

     (2) Các electron ở lớp M (n = 3) liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn các electron ở lớp K (n = 1)

     (3) Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp K.

     (4) Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.

     (5) Các electron ở phân lớp 3s có mức năng lượng thấp hơn các electron ở phân lớp 2p

Số phát biểu đúng là

  • A. 2.                                 
  • B. 3.                 
  • C. 4.                            
  • D. 5 .

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác