Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời bài 4 Ammonia và một số hợp chất ammonium

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Ammonia và một số hợp chất ammonium - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã

  • A.Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư
  • B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng
  • C. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
  • D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SOđặc

Câu 2: Trong các phát biểu sau về tính chất vật lí của ammonia, phát biểu nào không đúng?

  • A. Là chất khí không màu
  • B. Mùi khai và xốc
  • C. Nhẹ hơn không khí
  • D. Ít tan trong nước

Câu 3: Muối ammonium đều được tạo bởi

  • A. Cation ammonium và anion gốc acid
  • B. Cation gốc acid và anion ammonium
  • C. Cation kim loại và anion gốc acid
  • D. Cation gốc acid và anion kim loại

Câu 4: Hầu hết các muối ammonium đều

  • A. Không tan trong nước
  • B. Dễ tan trong nước
  • C. Tạo keo khi cho vào nước
  • D. Đáp án khác

Câu 5: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là

  • A. (NH4)2CO3
  • B. Na2CO3
  • C. NH4HCO3
  • D. NH4Cl

Câu 6: Khi đun nóng, các muối ammonium dễ….

Từ thích hợp để điền vào chỗ trống là

  • A. Tạo kết tủa trên thành ống nghiệm
  • B. Tạo NH3
  • C. Bị phân hủy
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7: Ứng dụng không phải của ammonia là

  • A. Sản xuất nitric acid
  • B. Sản xuất các loại phân đạm
  • C. Sử dụng làm chất làm lạnh
  • D. Sản xuất sulfuric acid

Câu 8: Tính base của NH3 do

  • A. Trên N còn cặp e tự do
  • B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C. NH3tan được nhiều trong nước
  • D. NH3tác dụng với nước tạo NH4OH

Câu 9: Ammonia chủ yếu thể hiện tính…trong các phản ứng hóa học

  • A. Tính khử
  • B. Tính base
  • C. Tính oxi hóa
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 10: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước?

  • A. P2O5
  • B. H2SO4đặc   
  • C. CuO bột   
  • D. NaOH rắn

Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối ammonium

  • A. Muối ammonium bền với nhiệt
  • B. Các muối ammonium đều là chất điện li mạnh
  • C. Tất cả các muối ammonium đều tan trong nước
  • D. Các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước

Câu 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng NH3 đóng vai trồ là chất oxi hóa là

  • A. 2NH3+ H2O2+MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
  • B. 2NH3+ 3Cl2→ N2 + 6HCl
  • C. 4NH3+ 5O2→ 4NO + 6H2O
  • D. 2HN3+ 2Na → 2NaNH2+ H2

Câu 13: Ammonia là chất

  • A. Rắn
  • B. Lỏng
  • C. Khí
  • D. Tồn tại ở dạng nhũ tương

Câu 14: Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là

  • A. 5,28 gam  
  • B. 6,60 gam   
  • C. 5,35 gam   
  • D. 6,35 gam

Câu 15: Chất xúc tác trong phản ứng tổng hợp ammonia là

  • A. Fe
  • B. Al
  • C. H2
  • D. Hg

Câu 16: Muối ammonium dichromate bị nhiệt phân theo phương trình

(NH4)2Cr2O7 →Cr2O3+ N2+ 4H2O

Khi nhiệt phân 48 gam muối này thấy còn 30 gam hỗn hợp chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là

  • A. 8,5       
  • B. 6,5       
  • C. 7,5       
  • D. 5,5

Câu 17: Ammonia là hợp chất của

  • A. Oxygen và nitrogen
  • B. Hydrogen và nitrogen
  • C. Oxygen và hydrogen
  • D. Sulfur và nitrogen

Câu 18: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng ở điều kiện thích hợp, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là

  • A. 30%.     
  • B. 20%.               
  • C. 17,14%. 
  • D. 34,28%.

Câu 19: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1) trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khi có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). HIệu suất phản ứng là

  • A. 20%.   
  • B. 22,5%.
  • C. 25%.   
  • D. 27%.

Câu 20: Phân tử NH3 có cấu trúc

  • A. Chóp tam giác
  • B. Ngũ giác
  • C. Lăng trụ đứng
  • D. Lục giác đều

Câu 21: Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đkc là

  • A. 22,4 lít   
  • B. 13,44 lít   
  • C. 8,96 lít
  • D. 1,12 lít

Câu 22: Thể tích khí N2 (ở đkc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là

  • A. 5,6 lít.                       
  • B. 11,20 lít.                      
  • C. 1,2395 lít.                       
  • D. 6,1975 lít.

Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc của NH3

  • A. Nguyên tử hydrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử nitrogen
  • B. Nguyên tử hydrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác đều mà đỉnh là 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử nitrogen
  • C. Nguyên tử nitrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là 3 nguyên tử hydrogen
  • D. Nguyên tử nitrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác đều mà đỉnh là 3 nguyên tử hydrogen

Câu 24: Cho 2,3 gam Na vào 200 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng thu được V lít khí (đkc). Giá trị của V là

  • A. 1,12.
  • B. 2,24.
  • C. 3,36.
  • D. 10,08.

Câu 25: Có 2 dung dịch A, B . Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 cation và 2 anion (không trùng lặp giữa các loại ion) trong số các ion gồm K+ (0,15 mol), H+ (0,2 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), Cl- (0,1 mol), SO42- (0,075 mol), NO3- (0,25 mol), CO32- (0,15 mol). Làm bay hơi (không xảy ra phản ứng hóa học) của 2 dung dịch A, B thì thu được chất rắn khan lần lượt là

  • A. 22,9 gam và 12,7 gam       
  • B. 25,4 gam và 25,3 gam
  • C. 22,9 gam và 25,3 gam       
  • D. 25,4 gam và 12,7 gam

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác