Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều bài Đọc hiểu Gương báu khuyên răn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 10 bài Đọc hiểu Gương báu khuyên răn- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của tác phẩm là ai?

  • A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • B. Trần Hưng Đạo
  • C. Chu Văn An
  • D. Nguyễn Trãi

Câu 2: Số chữ trong các câu ngoài đầu và cuối là bao nhiêu?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 3: Những từ thuần Việt trong bài thơ bao gồm:

  • A. mùi hương
  • B. lao xao
  • C. hóng mát
  • D. chợ cá.
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 4: Động từ trong bài bao gồm:

  • A. đùn đùn, giương
  • B. phun, tiễn
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 5: Từ chỉ màu sắc trong bài bao gồm:

  • A. hòe lục, thạch lựu..đỏ
  • B. hồng liên trì
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 6: Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

  • A. rời rạc
  • B. chặt chẽ
  • C. xâu chuỗi
  • D. nối tiếp

Câu 7: Nhan đề và nội dung chính của bài thơ "Gương báu khuyên răn" thể hiện điều gì?

  • A. lời giảng dạy của một chiếc gương
  • B. câu chuyện của một chiếc gương
  • C. bài học của người khác dành cho tác giả
  • D. gác kiếm lại, tận hưởng cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi 

Câu 8: Qua việc tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi cho thấy điều gì?

  • A. tình yêu đôi lứa
  • B. khát vọng hòa bình
  • C. tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
  • D. căm thù giặc ngoại xâm

Câu 9: Vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ là gì?

  • A. Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu.
  • B. Làm bật lên sự nhộn nhịp của của sống của những ngư dân làng chài.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 10: Cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được Nguyễn Trãi khắc họa như:

  • A. một bài học
  • B. một bài thơ
  • C. một bức tranh đẹp
  • D. một câu chuyện

Câu 11: Trong tác phẩm, tác giả miêu tả bằng....

  • A. thị giác
  • B. khứu giác
  • C. thính giác
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 12: Bài thơ đã thể hiện mong ước gì của Nguyễn Trãi?

  • A. Mong ước người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. 
  • B. Mong ước đất nước có một vị vua hiền.
  • C. Mong ước đất nước thoát khỏi chiến tranh.
  • D. Mong ước đất nước mưa thuận gió hòa.

Câu 13: Mong ước của tác giả thể hiện qua đâu?

  • A. hai câu thơ cuối
  • B.  hai câu thơ đầu
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 14: Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là  gì?

  • A. Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu tám chữ.
  • B. Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ.
  • C. Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu năm chữ và câu bảy chữ.
  • D. Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu chín chữ.

Câu 15: Ý nghĩa cảu việc sử dụng hình thức đó?

  • A. tạo nên âm điệu cho bài thơ và đồng thời như thể hiện sự dồn nén trong câu chữ những tình cảm của ông.
  • B. tạo nên âm điệu cho bài thơ thời bấy giờ.
  • C. tạo nên âm điệu cho phong cách thơ Nguyễn Trãi.
  • D. tạo nên âm điệu cho bài thơ.

Câu 16: Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) thuộc thể loại nào sau đây?

  • A. Thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật.
  • B. Thơ chữ Hán tứ tuyệt Đường luật.
  • C. Thơ chữ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật.
  • D. Thơ chữ Nôm tứ tuyệt Đường luật. 

Câu 17:  Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được sáng tác vào thời gian nào?

  • A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan cho nhà Hồ.
  • B. Trước khi Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
  • C. Cùng thời gian khi ôn viết Đại cáo bình Ngô.
  • D. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, thời kỳ xây dựng đất nước.

Câu 18: Chủ đề bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) là gì?

  • A. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • B. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước.
  • C. Ca ngợi khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà của Nguyễn Trãi.
  • D. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà của Nguyễn Trãi.

Câu 19: Bài thơ được đặt trong mục "Gương báu khuyên răn" thuộc:

  • A. Quốc âm thi tập
  • B. Môn Hoa Mộc
  • C. Thời lệnh môn
  • D. Ức trai thi tập

Câu 20: Số chữ trong các câu  đầu và cuối là bao nhiêu?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác