Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 5 Xúy Vân giả dại (P2)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 5 Xúy Vân giả dại Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Văn bản Xúy Vân giả dại của tác giả nào? 

  • A. Bùi Văn Nguyên 
  • B. Đỗ Bình Trị 
  • C. Ngô Sĩ Liên 
  • D. Dân gian 

Câu 2: Văn bản Xúy Vân giả dại thuộc thể loại nào? 

  • A. Tuồng 
  • B. Hát nói 
  • C. Chèo 
  • D. Truyện thơ 

Câu 3: Văn bản Xúy Vân giả dại trích từ tác phẩm nào? 

  • A. Vở chèo Kim Nham. 
  • B. Vở chèo Quan Âm Thị Kính. 
  • C. Vở chèo Nghêu Sò Ốc Hến. 
  • D. Vở chèo Lưu Bình Dương Lễ. 

Câu 4: Điền vào chỗ trống để được khái đúng về thể loại chèo: 

Chèo là loại kịch hát, múa..., kể chuyển, diễn tích bằng hình thức .... và trước kia được diễn ở ... nên được gọi là chèo sân đình. 

  • A. hát/ múa/ làng. 
  • B. dân gian/ múa/ sân làng. 
  • C. dân gian/ sân khấu/ sân đình. 
  • D. quạt/ hát múa/ sân đình.

Câu 5: Thể loại chèo phổ biến rộng rãi ở khu vực nào trên đất nước ta? 

  • A. Bắc Bộ 
  • B. Trung Bộ 
  • C. Nam Bộ 
  • D. Cả nước. 

Câu 6: Trục bĩ cực của thể loại chèo viết về điều gì? 

  • A. Tốt đẹp, yên vui. 
  • B. Đau khổ, oan trái. 
  • C. Bình yên, lặng lẽ.
  • D. Cả ba phương án trên. 

Câu 7: Đâu là kiểu nhân vật không xuất hiện trong thể loại chèo? 

  • A. Thư sinh. 
  • B. Nữ chính. 
  • C. Thần tiên. 
  • D. Mụ ác. 

Câu 8: Thể loại chèo thường viết về nội dung gì? Chọn đáp án không đúng.

  • A. Số phận bi kịch của người lao động. 
  • B. Vẻ đẹp của người phụ nữ. 
  • C. Xã hội phong kiến thối nát. 
  • D. Lí giải sự hình thành của vũ trụ. 

Câu 9: Nội dung chính của trích đoạn " Xúy Vân giả dại" là gì? 

  • A. Thể hiện sự sai lầm và nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa. 
  • B. Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. 
  • C. Bày tỏ niềm xót xa với thân phận người phụ nữ bị xã hội quay lưng. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 10: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Xúy Vân Giả dại? 

  • A. Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát. 
  • B. Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa. 
  • C. Thành công với thủ pháp đòn bẩy. 
  • D. Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. 

Câu 11: Sự việc nào dưới đây không xuất hiện trong trích đoạn Xúy Vân giả dại? 

  • A. Xúy Vân xuất hiện, giới thiệu về hoàn cảnh và bản thân mình. 
  • B. Xúy Vân nói lời từ biệt với Kim Nham để đi khỏi nhà. 
  • B. Xúy Vân cất lên lời than cho số phận. 
  • D. Xúy Vân nói về nỗi đau khi sống trong gia đình  chồng và thổ lộ ước mơ của mình. 

Câu 12: Mượn hình ảnh lỡ chuyến đồ, Xúy Vân muốn giãi bày điều gì về hoàn cảnh sống của mình? 

  • A. Cuộc hôn nhân thường xảy ra cự cãi, xô xát. 
  • B. Sự thất bát trong làm ăn. 
  • C. Lỡ dở trong tình duyên khi người mình yêu đã không còn. 
  • D. Cuộc hôn nhân lỡ làng, dở dang. 

Câu 13: Nhận xét nào phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật Xúy Vân? 

  • A. Hoàn cảnh bi kịch, sống không bằng chết. 
  • B. Hoàn cảnh đã biến nàng từ một người đáng thương thành người có hành động đáng trách. 
  • C. Hoàn cảnh đã biến nàng từ một người thiệt thòi thành người có ý chí, nghị lực phi thường.
  • D. Hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc. 

Câu 14: Trong văn bản Xúy Vân giả dại, qua hình ảnh " COn gà rừng ăn lẫn với công", Xúy Vân muốn bày tỏ điều gì?

  • A. Sự không hòa hợp, không tương đồng giữa Xúy Vân với gia đình Kim Nham. 
  • B. Sự bất hòa giữa Xúy Vân và Trần Phương do không tìm được tiếng nói chung. 
  • C. Sự hòa hợp kì lạ giữa những người không cùng mục đích sống. 
  • D. Không nên ăn thịt gà lẫn với thịt công vì không ngon. 

Câu 15: Qua câu hát " Chờ cho bông lúa chín vàng/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm", Xúy Vân đã thể hiện ước mơ của mình về một cuộc sống gia đình như thế nào? 

  • A. Cuộc sống xa hoa, có chồng làm quan. 
  • B. Cuộc sống bần hàn, vợ chồng cùng nhau cày thuê cuốc mướn. 
  • C. Cuộc sống giản dị: chồng đi giặt, vợ mang cơm. 
  • D. Cuộc sống lang bạt, nay đây mai đó. 

Câu 16: Xúy Vân muốn bộc lộ điều gì qua lời hát: " Con cá rô nằm vũng chân trâu/ Để cho năm bảy cần câu châu vào"? 

  • A. Niềm khao khát muốn được sống hạnh phúc bên Kim Nham. 
  • B. Sự ngán ngẩm cho thân phận hẩm hiu, phải sống phụ thuộc của bản thân. 
  • C. Sự bất lực, uất ức trước tình cảnh bế tắc, tù đọng đầy bất trắc. 
  • D. Thương cho thân phận con cá rô phải sống trong không gian nhỏ hẹp. 

Câu 17: Những lời hát ngược của Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại có ý nghĩa như thế nào?  Nhằm thể hiện điều gì? Chọn đáp án không đúng. 

  • A. Sự si mê mà Xúy Vân dành cho Trần Phương. 
  • B. Sự vào vai điên dại của Xúy Vân. 
  • C. Những điều ngược đời, trớ trêu, đúng sai và thật giả lẫn lộn mà Xúy Vân từng chứng kiến và trải qua. 
  • D. Sự bế tắc, mất phương hướng của Xúy Vân.  

Câu 18: Xúy Vân giả dại nhằm mục đích gì? 

  • A. Hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương. 
  • B. Hi vọng được chồng thương xót và cảm thông. 
  • C. Thoát khỏi lời dè bỉu của dân làng. 
  • D. Hi vọng được thoát khỏi Trần Phương Kim Nham để đi theo Kim Nham. 

Câu 19: Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ gì với Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại? 

  • A. Căm ghét
  • B. Giễu cợt 
  • C. Cảm thông 
  • D. Phê phán 

Câu 20: Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại trở nên điên dại, nguyên nhân chính do đâu? 

  • A. Do Kim Nham bỏ rơi nàng. 
  • B. Xã hội phong kiến với những lề thói bất công. 
  • C. Do chồng phản bội. 
  • D. Gia đình không quan tâm, đồng cảm. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác