Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều bài 5 Thực hành tiếng việt (trang 108) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 5 Thực hành tiếng việt (trang 108) phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trạng ngữ là gì?

  • A. Là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. 
  • B. Là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc. 
  • C. Là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. 
  • D. Kể về các câu chuyện có chưa các nhân vật dân gian hư cấu.

Câu 2: Trạng ngữ của câu có thể là:

  • A. Một từ
  • B. Hai từ
  • C. Cụm từ
  • D. A và C đều đúng

Câu 3: Xác định trạng ngữ trong câu: Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

  • A. Nước
  • B. Suốt từ chiều hôm qua
  • C. Bắt đầu dâng lên nhanh hơn
  • D. Không có trạng ngữ

Câu 4: Trạng ngữ trong câu "Đêm, trời mưa như trút nước" là gì?

  • A. Một từ
  • B. Hai từ
  • C. Cụm từ
  • D. A và B đều đúng

Câu 5:  Trạng ngữ trong câu "Đêm hôm đó, trời mưa như trút nước" là gì?

  • A. Một từ
  • B. Hai từ
  • C. Cụm từ
  • D. A và B đều đúng

Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?

  • A. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập.
  • B. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
  • C. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ.
  • D. Bố cháu đã hi sinh năm 72.

Câu 7: Trạng ngữ "Trên dòng sông Đà" của câu "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo" (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì?

  • A. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • C. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 8: Xác định trạng ngữ trong câu: Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

  • A. Trong gian phòng
  • B. Thí sinh
  • C. Những bức tranh
  • D. Treo kín bốn bức tường.

Câu 9: Xác định trạng ngữ trong câu: Ở đình làng, mọi người đang rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội.

  • A. Mọi người
  • B. Ở đình làng
  • C. Rộn ràng
  • D. Chuẩn bị cho lễ hội

Câu 10: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

  • A. Danh từ, động từ, tính từ
  • B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  • C. Các quan hệ từ
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 11: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ cho câu?

  • A. Cụm danh từ, động từ, tính từ. (2)
  • B. Các quan hệ từ.
  • C. Cả (1) và (2) đều đúng.
  • D. Danh từ, động từ, tính từ. (1)

Câu 12: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?

  • A. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
  • B. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
  • C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
  • D. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.

Câu 13: Có mấy loại trạng ngữ?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 5

Câu 14: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

  • A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  • B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  • C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  • D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 15: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu?

  • A. Đằng đông, trời hửng dần.
  • B. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
  • C. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
  • D. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.

Câu 16: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?

  • A. làm cho câu ngắn hơn.
  • B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
  • C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
  • D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Câu 17: Tác dụng của trạng ngữ trong câu là gì?

  • A. Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.
  • B. Làm nổi bật chủ ngữ.
  • C. Làm nổi bật vị ngữ.
  • D. Không có tác dụng gì.

Câu 18: Chủ ngữ là:

  • A. một trong các thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • B. một trong các thành phần phụ của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • C. một trong các thành phần bổ ngữ của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • D. một trong các thành phần chính của câu.

Câu 19: Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng:

  • A. cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh
  • B. cụm từ để miêu tả khu rừng ngập mặn
  • C. cụm từ để miêu tả bầy ong
  • D. cụm từ để miêu tả tía nuôi

Câu 20: Vị ngữ là:

  • A. một thành phần phụ của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • B. một thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • C. một thành phần phụ của câu để giúp nội dung câu thêm rõ nghĩa. 
  • D. một thành phần bổ ngữ của câu và là thành phần cần để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác