Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 6 Đọc hiểu văn bản Tuc ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 6 Đọc hiểu văn bản Tuc ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của những câu tục ngữ trong văn bản là ai?

  • A. Tố Hữu
  • B. Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • C. Nguyễn Công Hoan
  • D. Tác giả dân gian

Câu 2:  Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ “Nhất thì, nhì thục” là gì?

  • A. Liệt kê
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Không có.

Câu 3: Ý nào sau đây phản ánh đúng nghĩa của câu tục ngữ “Nhất thì, nhì thục”?

  • A. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cao thì phải ưu tiên thứ nhất là cần cù, thứ nhì là chịu khó chăm sóc cho đất tơi xốp, màu mỡ.
  • B. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cao thì ưu tiên hàng đầu là đúng thời vụ, sau đó cần cày bừa kĩ để làm cho đất tơi xốp, màu mỡ.
  • C. Người nông dân luôn mong đợi thời gian thu hoạch và mùa vụ được năng suất cao để cải trang cho cuộc sống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Biện pháp tu từ nào dưới đây được sử dụng trong câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?

  • A. So sánh.
  • B. Ẩn dụ.
  • C. Chơi chữ.
  • D. Nhân hóa.

Câu 5: Câu tục ngữ “Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông” truyền đạt kinh nghiệm gì?

  • A. Kinh nghiệm về hiện tượng thiên nhiên, thời tiết tối, sáng.
  • B. Kinh nghiệm về thời vụ, thích hợp để gieo trồng cho phù hợp.
  • C. Kinh nghiệm về thời điểm, thích hợp để đánh bắt tôm, cá.
  • D. Kinh nghiệm về thời gian không thích hợp cho việc đánh bắt tôm, cá.

Câu 6:  Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” là gì?

  • A. Liệt kê
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Tất cả những ý trên đều sai.

Câu 7: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nhằm răn dạy điều gì?

  • A. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phần chất tốt đẹp.
  • B. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhưng vẫn lạc quan yêu đời, không cần phải bận tâm, lo nghĩ nhiều.
  • C. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhưng cuối cùng phải tắm rửa cho cơ thể thơm tho mỗi ngày.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?

  • A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
  • B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
  • C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
  • D. Cả ba ý trên.

Câu 9: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” ?

  • A. Phê phán hiện tượng lãng phí đất
  • B. Đề cao giá trị của đất ở một vùng đất được ưu đãi về thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn.
  • C. Cổ vũ mọi người khai thác các nguồn lợi từ đất một cách bừa bãi
  • D. Kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và bảo vệ đất.

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải nghĩa của câu tục ngữ “Chết trong hơn sống đục”?

  • A. Chết vì lí tưởng cao đẹp, chết vì lí tưởng vĩ đại.
  • B. Không chịu sống một cách nhục nhã, hèn hạ.
  • C. Lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.
  • D. Muốn chết ở nơi cao sang, không chịu cuộc sống hèn.

Câu 11: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?

  • A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
  • B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
  • C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
  • D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.

Câu 12: Đức tính nào được phản ánh trong câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?

  • A. Siêng năng.
  • B. Trung thực.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Khiêm nhường.

Câu 13: Câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?

  • A. Thành ngữ.    
  • B. Tục ngữ
  • C. Ca dao    
  • D. Vè

Câu 14: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”?

  • A. Khi nào ráng có màu vàng như mỡ gã thì nó khiến cho mọi người phải giữ nhà.
  • B. Nếu ráng có màu vàng như mỡ gà thì nó báo hiệu sắp có dông bão, vì thế mọi người nên tìm cách bảo vệ nhà cửa.
  • C. Khi nào những đám mây trở nên đen thì mọi người cần phải bảo vệ nhà cửa.
  • D. Rán mỡ gà có liên quan đến việc bảo vệ nhà cửa.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ?

  • A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
  • B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
  • C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 16: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật”?

  • A. Cầu vồng xuất hiện ở đằng đông hoặc tây là dấu hiệu của mưa hoặc bão.
  • B. Nếu có một mống người ở phía đông và một vồng ở phía tây thì mưa hoặc bão có thể sắp xảy ra.
  • C. Mưa dây và bão giật có thể gây ra hiện tượng mống đông vồng tây.
  • D. Tuỳ vào ngữ cảnh có thể là A hoặc B hoặc C.

Câu 17:  Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

  • A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
  • B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • C. Một nắng hai sương
  • D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Câu 18: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?

  • A. Khi ăn quả của một cây nào đó thì ta cần phải nhớ kẻ trồng cây đó.
  • B. Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta.
  • C. Khi ăn quả thì phải nhớ dùng thước kẻ cây trồng.
  • D. Cả A và B.

Câu 19: Em hiểu thế nào là tục ngữ ?

  • A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
  • B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
  • C. Là một thể loại văn học dân gian
  • D. Cả ba ý trên.

Câu 20: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?

  • A. Văn học dân gian.
  • B. Văn học viết
  • C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
  • D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác