Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 7 Đọc hiểu văn bản Mây và sóng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 7 Đọc hiểu văn bản Mây và sóng phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. J.R.R.Tolkien
  • B. Ra-bin-đra-nát Ta-go
  • C. Ernest Hemingway
  • D. Harper Lee

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả văn bản là:

  • A. 1861-1941
  • B. 1861-1942
  • C. 1861-1943
  • D. 1861-1944

Câu 3: Tác giả văn bản là người nước:

  • A. Ấn Độ
  • B. Thái Lan
  • C. Đức
  • D. Pháp

Câu 4: Thông tin sau về tác giả là đúng hay sai?

Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 5: Thông tin sau là đúng hay sai?

Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội. Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả Ta-go:

  • A. Tập thơ Người làm vườn
  • B. Tập Trăng non
  • C. Tập thơ dâng
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Thể loại của văn bản là:

  • A. Thơ tự do
  • B. Thơ năm chữ
  • C. Thơ bốn chữ
  • D. Thơ lục  bát

Câu 9: Phương thức biểu đạt của băn bản Mây và Sóng là:

  • A. Tự sự
  • B. Biểu cảm
  • C. Miêu tả
  • D. A và B đều đúng

Câu 10: Có thể chia bài thơ thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 11: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  • A. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
  • B. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 12: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  • A. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
  • B. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 13: Ý nào dưới đây là lời mời gọi của mây và sóng?

  • A. “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”
  • B. “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 14: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?

  •    A. Mây
  •    B. Sóng
  •    C. Người mẹ
  •    D. Em bé

Câu 15: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  •    A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
  •    B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
  •    C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
  •    D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 16: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ trên là gì?

  •    A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
  •    B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
  •    C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
  •    D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo

Câu 17: Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?

  •    A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
  •    B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng
  •    C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng
  •    D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng

Câu 18: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?

  •    A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
  •    B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
  •    C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
  •    D. Gồm 2 ý B và C

Câu 19: Giá trị nội dung của bài thơ là:

  • A. Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc
  • B. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của banif thơ là:

  • A. Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng
  • B. Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé
  • C. Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác