Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 8 Đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Hồ Chí Minh 
  • B. Tố Hữu
  • C. Thạch Lam
  • D. Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả văn bản là:

  • A. 1890 – 1969
  • B. 1890 – 1968
  • C. 1890 – 1967
  • D. 1890 – 1966

Câu 3: Quê quán của tác giả văn bản là ở đâu

  • A. Nghệ An
  • B. Nghệ Tĩnh
  • C. Thanh Hóa
  • D. Hà Nội

Câu 4: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản?

  • A. Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước
  • B. Đường Kách mệnh
  • C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 6: Thể loại của văn bản là gì?

  • A. Nghị luận 
  • B. Thuyết minh
  • C. Sử thi
  • D. Truyện ngắn

Câu 7: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?

Văn bản được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  • A. Thuyết minh
  • B. Nghị luận
  • C. Miêu tả
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 9: Có thể chi văn bản thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 10: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  • A. Nêu vấn đề nghị luận: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • C. Nhiệm vụ của mọi người.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 11: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  • A. Nêu vấn đề nghị luận: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • C. Nhiệm vụ của mọi người.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 12: Nội dung phần 3 của văn bản là gì?

  • A. Nêu vấn đề nghị luận: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • C. Nhiệm vụ của mọi người.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 13: Tác giả đưa ra nhận định chung về lòng yêu nước là gì?

  • A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi
  • B. Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 14: Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?

  • A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
  • B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
  • C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
  • D. Cả A và B

Câu 15:  Để chứng minh làm rõ tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã nêu những biểu hiện của lòng yêu nước, đó là những biểu hiện nào?

  • A. Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước
  • B. Từ tiền tuyến đến hậu phương đều có hành động yêu nước
  • C. Mọi nghề nghiệp, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều thi đua yêu nước.
  • D. Cả ba phương án trên.

Câu 16: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ?

  • A. Trong quá khứ
  • B. Trong cuộc kháng chiến hiện tại
  • C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc
  • D. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.

Câu 17: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong những lĩnh vực nào?

  • A. Trong việc xây dựng đất nước. 
  • B. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. 
  • C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 18: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì ?

  • A. Sử dụng biện pháp so sánh
  • B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ
  • C. Sử dụng biện pháp nhân hoá
  • D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”

Câu 19: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình ?

  • A. Tiềm tàng, kín đáo
  • B. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
  • C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
  • D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.
  • B. Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.
  • C. Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.
  • D. Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác