Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 8 Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Uông Ngọc Dậu
  • B. Phạm Văn Đồng
  • C. Thạch Lam
  • D. Tố Hữu

Câu 2: Năm sinh của tác giả văn bản là:

  • A. 1957
  • B. 1958
  • C. 1959
  • D. 1960

Câu 3: Quê quán của tác giả văn bản là ở đâu?

  • A. Thanh Hóa
  • B. Nghệ An
  • C. Đà Nẵng
  • D. Hà Nội

Câu 4: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Ông có nhiều năm làm trưởng đại diện cơ quan Đài tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên, ông gắn bó và am hiểu Tây Nguyên như một người được sinh ra từ đó.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?

Văn bản trích Bình luận 6 giờ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 27/07/2017

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Văn bản thuộc thể loại gì?

  • A. Nghị luận văn học
  • B. Nghị luận xã hội
  • C. Thuyết minh
  • D. Truyện ngắn

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

  • A. Nghị luận
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 8: Có thể chia nội dung văn bản thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  • A. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  • B. Sự hóa thân của những người anh hùng vào sông núi, dáng hình đất nước
  • C. Những người dân luôn ngẩng cao đâu, oai hùng, không lo sợ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 10: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  • A. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  • B. Sự hóa thân của những người anh hùng vào sông núi, dáng hình đất nước
  • C. Những người dân luôn ngẩng cao đâu, oai hùng, không lo sợ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 11: Nội dung phần 3 của văn bản là gì?

  • A. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  • B. Sự hóa thân của những người anh hùng vào sông núi, dáng hình đất nước
  • C. Những người dân luôn ngẩng cao đâu, oai hùng, không lo sợ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 12: Ở đâu trên đất nước cũng có dấu ấn của những người anh hùng?

  • A. Trên mọi nẻo đường đất nước từ Tây Bắc, Việt Bắc đến miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên, từ con đường Trường Sơn đến con đường trên biển Đông và cả con đường trên không nơi đâu cũng có dấu tích của cuộc chiến tranh vệ quốc
  • B.  Qua hai cuộc kháng chiến đã có rất nhiều người hi sinh xả thân vì đất nước, vì dân tộc
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 13: Tác giả cho rằng trên dải đất hình chữ S này, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi tấc đất đều thành sự tích, đều in bóng những ai?

  • A. Toàn bộ người dân Việt Nam
  • B. Những anh hùng liệt sĩ xả thân vì dân tộc.
  • C. Nhà nhà thơ, nhà văn, nhà báo cách mạng.
  • D. Quân đội xâm lược đã ngã xuống.

Câu 14: Tác giả cho rằng nơi đâu có dấu tích của cuộc chiến tranh vệ quốc?

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Nam
  • C. Cả A và B.
  • D. Bất cứ nơi nào.

Câu 15: Vì sao có thể cho rằng vấn đề được nói đến trong văn bản rất đáng quan tâm?

  • A. Vì đất nước ta đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất nhiều người đã hi sinh vì Tổ quốc
  • B. Vì cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ biết sống đúng đắn để xứng đáng với những người đã khuất
  • C. Vì chúng ta phải biết ơn những thế hệ cha anh đã ngã xuống để có cuộc sống hoà bình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: “Tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói tới là gì?

  • A. Tượng đài mẹ Thứ - Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam
  • B. Hình hài Tổ quốc, có máu xương, mồ hôi, công sức, trí tuệ của lớp lớp anh hùng, liệt sĩ, qua bao thăng trầm vẫn nguyên ven, tròn đầy.
  • C. Dân tộc với cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do, ngày một ấm no, hạnh phúc.
  • D. Cả B và C.

Câu 17: Câu “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt trời lên mỗi sáng, bình minh…” muốn nói điều gì?

  • A. Núi Vọng Phu cũng bị chi phối bởi tinh thần quật cường của các chiến sĩ.
  • B. Núi Vọng Phu hướng ra biển, nhận được nhiều ánh nắng mặt trời.
  • C. Tinh thần luôn kiên trung hướng về tương lai, hướng về ánh sáng, bình minh, luôn hi vọng vào ngày mai tươi sáng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Nội dung văn bản mang lại cho ta những hiểu biết gì?

  • A. Rất nhiều đồng bào ta đã phải bỏ mạng tại chiến trường khốc liệt.
  • B. Lịch sử đất nước.
  • C. Cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

  • A. Ca ngợi truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Việt Nam ta, sẵn sàng hi sinh vì đất nước
  • B. Mỗi dòng sông đất nước, ngọn núi ở quê hương đều mang tên nhân dân những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.
  • B. Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.
  • C. Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác