Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 1 Con chim chiền chiện (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Con chim chiền chiện phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản Con chim chiền chiện là ai?

  • A. Huy Cận
  • B. Hữu Thỉnh
  • C. Tố Hữu
  • D. Xuân Quỳnh

Câu 2: Ý nào dưới đây  năm sinh, năm mất của tác giả văn bản Con chim chiền chiện?

  • A. 1918 – 2005
  • B. 1919 – 2004
  • C. 1918 – 2004
  • D. 1919 – 2005

Câu 3: Quê của tác giả văn bản Con chim chiền chiện ở đâu?

  • A. Hà Tĩnh
  • B. Hà Nội
  • C. Bình Thuận
  • D. Huế

Câu 4: Thông tin sau về tác giả văn bản Con chim chiền chiện là đúng hay sai?

Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học,1939 ra Hà Nội học ở trường Cao đẳng Canh nông.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Thông tin sau về tác giả văn bản Con chim chiền chiện là đúng hay sai?

Từ năm 1942, ông tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Nhận định sau là đúng hay sai?

Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Ýnao dưới đây là tác phẩm của Huy Cận? 

  • A. Trời mỗi ngày lại sáng
  • B. Chiến trường gần đến chiến trường xa
  • C. Đất nở hoa
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 8: Bài thơ sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1965
  • B. 1964
  • C.1963
  • D. 1968

Câu 9: Bài thơ Con chim chiền chiện nằm trong tập thơ nào?

  • A. Thanh xuân không hối tiếc
  • B. Hai bàn tay em
  • C. Góc Sân Và Khoảng Trời
  • D. Mùa hè 

Câu 10: Hình ảnh chim chiền chiện bay được tác giả miêu tả như thế nào?

  • A. Con chim chiền chiện/ Bay vút, vút cao
  • B. Đồng quê chan chứa/ Những lời chim ca
  • C. Chim bay, chìm sà/ Lúa trong bụng sữa
  • D. Con chim chiền chiện/Hồn xanh quê nhà

Câu 11: Trong các câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Bay vút, vút cao

Cao hoài, cao vút

  • A. điệp ngữ, quan hệ tăng tiến
  • B. nhân hóa
  • C. so sánh, ẩn dụ
  • D. điệp ngữ, từ trái nghĩa

Câu 12: Bài thơ có sử dụng vần chân theo dạng giãn cách hay không

  • A. Có
  • B. Không

Câu 13: Bài thơ sử dụng nhịp thơ gì?

  • A. 1/3
  • B. 2/2
  • C. 2/1
  • D. 1/2

Câu 14: Cách sử dụng nhịp thơ của tác giả có tác dụng gì?

  • A. Giúp các câu thơ trong bài được diễn tả rành mạch, tạo tiết tấu, nhạc điệu cho bài thơ trở nên vui tươi.
  • B. Góp phần biểu đạt nội dung bài thơ.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 15: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả.

  • A. lòng vui bối rối
  • B. tưng bừng lòng ta
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 16: Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

  • A. Con người cần giao hòa với thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời thu nhận những cảm xúc mà thiên nhiên đem đến cho con người
  • B. Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sông ấy mới là những mầm sống
  • C. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn
  • D. Cần biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên

Câu 17: Tiếng hót của chiền chiện gợi cho ta những cảm giác như thế nào?

  • A. Sôi sục, giục giã, gấp gáp
  • B. Lo lắng, tức tối, buồn rầu
  • C. Ồn ào, náo nhiệt, phiền phức
  • D. Thanh bình, tự do, yêu đời

Câu 18: Con chim chiền chiện bay giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

  •  A. Bay lượn giữa khung cảnh bao la rộng lớn của đất trời
  • B. Bay lượn trong chiếc lồng sắt và nhìn ngắm thiên nhiên
  • C. Bay lượn giữa khung cảnh nhỏ hẹp
  • D. Bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên đầy bão giông, hoang tàn

Câu 19: Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

  • A. so sánh
  • B. nhân hóa
  • C. ẩn dụ
  • D. hoán dụ

Câu 20: Trong khổ thơ thứ tư, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

  • A. so sánh
  • B. nhân hóa
  • C. ẩn dụ
  • D. hoán dụ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác