Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 7 Văn bản đọc Cuộc chám trán trên đại dương

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm văn 7 bài 7 Văn bản đọc Cuộc chám trán trên đại dương - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản  "Cuộc chạm trán trên đại dương" là ai?

  • A. Giuyn Véc - nơ 
  • B. William Shakespeare
  • C. Jacob Ludwig Karl
  • D. Lev Nikolayevich Tolstoy

Câu 2: Năm sinh, năm mất của ác giả Giuyn Véc - nơ là gì?

  • A. 1828 - 1907 
  • B. 1829 - 1840
  • C. 1828 - 1905
  • D. 1934 - 1957

Câu 3: Tác giả Giuyn Véc - nơ là người nước nào?

  • A. Pháp
  • B. Nga 
  • C. Đức
  • D. Anh

Câu 4: Tác giả Giuyn Véc - nơ được mệnh danh là gì?

  • A. Cha của đẻ của tiểu thuyết kinh dị.
  • B. Cha đẻ của tiểu thuyết Pháp.
  • C. Cha đẻ của văn học lãng mạn Pháp.
  • D. Cha đẻ của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 5: Đâu là tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc - tơ?

  • A. Hành trình vào Tâm Trái Đất
  • B. Từ Trái Đất tới Mặt Trăng
  • C. Hai Vạn dặm dưới biển 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 6: Tác phẩm  "Hai Vạn dặm dưới biển" được in thành sách năm bao nhiêu?

  • A. 1864
  • B. 1889
  • C. 1870
  • D. 1878

Câu 7: Tác phẩm  "Hai Vạn dặm dưới biển" được hoàn thành sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1868
  • B. 1870
  • C. 1869
  • D. 1867

Câu 8: Con cá thiết kình trong "Hai Vạn dặm dưới biển" có gì khác thường?

  • A. là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương.
  • B. nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn
  • C. xuất hiện những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của cá thiết kình cũng phụt tắt.
  • D. có thể sinh sản đến khoảng 40 tuổi.

Câu 9: Mũi lao đã đâm trúng vật gì?

  • A. một con cá heo
  • B. một con cá kình thiết
  • C. rặng san hô
  • D. một vật bằng kim loại.

Câu 10: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm như thế nào?

  • A. khoảng 8 mét, cân đối, vỏ bằng thép.
  • B. khoảng 10 mét, cân đối, vỏ bằng thép
  • C. khoảng 7 mét, cân đối, vỏ bằng thép.
  • D. khoảng 9 mét, cân đối, vỏ bằng thép.

Câu 11: Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình trong phần (1) của đoạn trích là:

  • A. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt.
  • B. Màu đen, nổi lên mặt nước độ một mét.
  • C. Không dài quá tám mét. Cả ba chiều đều cân đối.
  • D. Lỗ mũi to, vọt lên hai cột nước cao tới bốn mét.
  • E. Tốc độ nhanh hơn tốc độ của tàu.
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12:  Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn những nhân vật nào vào cuộc phiêu lưu ở không gian trên mặt biển, cụ thể là trên một con tàu ngầm?

  • A. Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len
  • B. Pi-e A-rôn-nác
  • C. Công-xây
  • D. Nét Len

Câu 13: Với những người phiêu lưu, không gian dưới đáy biển mang cho họ cảm giác gì?

  • A. xinh đẹp
  • B. xa lạ
  • C. quen thuộc 
  • D. gần gũi

Câu 14:  Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện điều gì?

  • A. ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển
  • B. khát vọng sống
  • C. thể hiện ước mơ khám phá không gian mới
  • D. thể hiện ước mơ tìm kiếm không gian sống mới cho con người

Câu 15: Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

  • A. lần đầu con người được chạm vào nước biển
  • B. con người có thể nhìn thấy cá dưới biển
  • C. lần đầu con người được gặp người ngoài hành tinh
  • D. con người có thể lặn sâu xuống dưới biển

Câu 16: Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

  • A. tàu ngầm đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai.
  • B. tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870.
  • C. cả 2 đáp án trên đều đúng.
  • D. cả 2 đáp án trên đều sai.

Câu 17: Nhà văn đã sử dụng ngôi kể nào để kể chuyện?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ ba

Câu 18: Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó trong "Hai vạn dặm dưới đáy biển"?

  • A. câu chuyện trở nên chân thật hơn
  • B. người đọc được dẫn dắt theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc cũng khám phá như nhân vật trong cuộc, bất ngờ như nhân vật trong cuộc
  • C. người đọc có những suy luận cùng văn bản một cách lô-gíc hơn
  • D. các ý trên đều đúng

Câu 19: Những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm

  • A. "Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!"
  • B. "Chắc là như vậy! [...] Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả."
  • C. "Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!"
  • D. "Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lặn xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hóa học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu."
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 20: Cuộc trạm trán diễn ra ở đâu?

  • A. mặt trời
  • B. dưới lòng đất
  • C. không gian 3 chiều
  • D. dưới đáy biển

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác